Tình hình nghiên cứu về RLT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 33 - 36)

d) Tình hình sử dụng thuốc với rầy lưng trắng

2.3.2 Tình hình nghiên cứu về RLT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về biến động quần thể cũng như khả năng di cư của rầy trên lúa. Đinh Văn Thành et. al., (2008) [22] cho biết trong những năm gần đây, quần thể rầy trên lúa miền Bắc đã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ rầy nâu chiếm khoảng gần 70 % vào năm 1981 và đã giảm xuống còn khoảng gần 30 % vào năm 2007. Trái lại, quần thể rầy lưng trắng đã tăng từ khoảng 35 % (1981) lên tới trên 70 % (năm 2007). Đặc biệt, rầy

nâu nhỏ đã tái xuất hiện vào tháng 5 - 6 năm 2008 tại nhiều tỉnh miền Bắc như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Bắc Ninh (Bản tin hoạt động ngành của Bộ NN&PTNT) [2]. Okuta (2008) [39], khi nghiên cứu về khả năng di cư của rầy, cho biết quần thể rầy nâu ở đồng bằng sông Mê Kông không di cư ra miền Bắc mặc dù có thể di cư trong một số trường hợp ra miền Trung. Trong khi đó quần thể rầy lưng trắng và rầy nâu ở đồng bằng sơng Hồng là nguồn di cư chính sang các tỉnh phía nam Trung Quốc như Quảng Đơng, Quảng Tây và đảo Hải Nam.

Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: Hàng năm rầy lưng trắng thường phát sinh thành 6 - 7 đợt, các đợt rầy thường cách nhau 25 - 30 ngày. Trên đồng ruộng rầy lưng trắng thường xâm nhập sớm hơn và mật độ cao hơn so với rầy nâu. Rầy lưng trắng có sức đẻ trứng thấp (biến động từ 49,6 - 57,4 quả). Vịng đời trung bình 21 - 29 ngày trong đó: Trứng 5,5 - 8,6 ngày, rầy non: 12,1 - 16,6 ngày, rầy trưởng thành từ 7,6 - 14 ngày. Trên ruộng tỷ lệ rầy cánh dài luôn chiếm ưu thế (76,5 - 85,0%) và tỷ lệ đực cái là tương đương nhau (Giáo trình cơn trùng chun khoa - đại học nông nghiệp Hà Nội) [1].

Ở Nghệ An kết quả theo dõi của Chi cục BVTV trong những năm gần đây cho thấy rầy lưng trắng là một trong những loại dịch hại chính, thường phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng. Trong vụ Hè thu - Mùa năm 2009 tồn tỉnh có trên 9.000 ha nhiễm rầy lưng trắng và kéo theo đó là dịch bệnh lùn sọc đen phương Nam phát sinh gây hại trên diện rộng (Chi cục BVTV Nghệ An, Báo cáo tổng kết công tác BVTV, 2009) [3].

* Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại

Rầy lưng trắng có giai đoạn rầy non 12 - 17 ngày, trưởng thành tiền đẻ trứng 3 - 8 ngày. Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150 - 350 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày. Rầy trưởng thành có tính hướng quang mạnh. Rầy lưng trắng xâm nhập vào ruộng lúa khi gieo được khoảng 30 ngày và thường ít lứa trong

một vụ hơn so với rầy nâu. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng cịn là mơi giới truyền bệnh virus cho lúa theo Nguyễn Đức Khiêm (1995) [8].

Rầy lưng trắng gây hại cùng với rầy nâu, nhưng trong cùng một lứa thì rầy lưng trắng phát sinh, rộ sớm hơn rầy nâu và thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm địng. Cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ. Ở vùng Đồng bằng sơng Hồng một năm có 6 - 7 lứa rầy, quan trọng nhất là lứa rầy vào tháng 4 (vụ xuân) và cuối tháng 8 đầu tháng 9 (vụ mùa). Vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ mùa. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; nếu thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp là điều kiện cho rầy lưng trắng phát sinh, phát triển. Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi trên khắp các vùng trồng lúa của Việt Nam và trên thế giới, nó có khả năng du nhập và di chuyển rất cao [8].

Theo Ngơ Đình Hoan và Chia-hwa (1968) [4] thì rầy trưởng thành chủ yếu hoạt động vào buổi sáng, trưởng thành đực hoạt động sớm hơn trưởng thành cái từ 1 - 2 ngày và trưởng thành cánh ngắn thì hoạt động chậm chạp hơn so với trưởng thành cánh dài. Thời gian tiền đẻ trứng là từ 3 - 4 ngày. Rầy non mới nở màu xám sống quanh vỏ trứng 3 - 5 phút. Rầy non gây hại nặng hơn so với rầy trưởng thành .

Tài liệu đúc kết của Trường Đại học Cần Thơ [68] cho biết kết quả quan sát biến động số lượng của rầy nâu và rầy lưng trắng ở ruộng lúa từ khi cấy đến khi chín ở Long Định và Cai Lậy vào mùa mưa năm 1970: Rầy lưng trắng xuất hiện vào thời kỳ đầu rồi rầy nâu phát triển tiếp theo vào thời kỳ sau, từ ngày thứ 14 sau khi cấy số lượng của 2 loài rầy nâu và rầy lưng trắng tăng dần đến thời kỳ lúa trỗ đạt tới 5000 con/15 bụi lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)