Xác định giai đoạn mẫn cảm của cây lúa đối với khả năng truyền bệnh LSĐPN của RLT.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 57 - 59)

- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy (con/m2) sau 3,7 và 10 ngày sau gieo.

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.4 Xác định giai đoạn mẫn cảm của cây lúa đối với khả năng truyền bệnh LSĐPN của RLT.

bệnh LSĐPN của RLT.

Xác định giai đoạn mẫn cảm của cây lúa đối với khả năng truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam của rầy lưng trắng hay nói cách khác là thí nghiệm nhằm xác định rầy lưng trắng truyền bệnh vào giai đoạn nào của cây lúa là có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất, để có thể đưa ra khuyến cáo chính xác, hiệu quả, khống chế bệnh lùn sọc đen trong sản xuất. Kết quả thí nghiệm xác định giai đoạn mẫn cảm của cây lúa đối với việc truyền bệnh lùn sọc đen của rầy lưng trắng được thể hiện ở bảng 4.4.

Ở thí nghiệm này, chúng tơi tiến hành làm 3 đợt, hai đợt trong vụ mùa năm 2010 và 1 đợt vào vụ đông xuân 2011. Từ kết quả ở bảng 4.4, chúng tôi nhận thấy trong ba đợt thí nghiệm, rầy lưng trắng đều có khả năng truyền bệnh virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam ở cả ba giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, giai đoạn sinh trưởng của cây lúa khác nhau, tỉ lệ nhiễm bệnh LSĐPN là khác nhau và thời gian biểu hiện bệnh cũng khác nhau:

Giai đoạn mạ: đây là giai đoạn cây lúa nhiễm bệnh có tỉ lệ cao nhất so với các giai đoạn còn lại ở cả ba đợt thí nghiệm: 73.3% ở nhiệt độ 30.9oC, 63.3% ở 28.9oC và 50% ở 22oC. Thời gian ủ bệnh trung bình ngắn nhất từ 12,6 ± 2,0 đến 23,2 ± 2,6 ngày.

Giai đoạn đứng cái làm đòng: là giai đoạn cây lúa nhiễm bệnh có tỉ lệ thấp nhất, chỉ đạt 13.3% ở nhiệt độ 30.9oC, 6.7% ở 28.9oC và 3.3% ở 22oC. Thời gian ủ bệnh kéo dài nhất ở nhiệt độ 22oC, cây biểu hiện triệu chứng sớm nhất là 65 ngày.

Kết quả này cho thấy trong ba giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, giai đoạn mạ là giai đoạn mẫn cảm nhất, rầy lưng trắng chích hút vào giai đoạn

này cây có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất và thời gian biểu hiện bệnh ngắn nhất. Tiếp đến là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh và giai đoạn đứng cái làm đòng.

Bảng 4.4. Khả năng truyền virus LSĐPN của rầy lưng trắng vào giai đoạn mẫn cảm của lúa

Chỉ tiêu theo dõi TGuBTC (ngày) TT Thời gian thí nghiệm Giai đoạn TLCNB (%) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Nhiệt độ TB (oC) Mạ 73,3 7 27 12,6 ± 2,0 Đẻ nhánh 46,7 11 36 17,8 ± 2,2 1 12/6/2010 Đứng cái – làm đòng 13,3 38 47 42,7 ± 1,1 30,9 Mạ 63,3 7 32 13,5 ± 2,0 Đẻ nhánh 43,3 13 45 24,1± 3,0 2 15/9/2010 Đứng cái – làm đòng 6,7 51 59 55,1 ± 1,0 28,9 Mạ 50,0 13 38 23,2 ± 2,6 Đẻ nhánh 26,7 20 41 30,8 ± 2,4 3 23/3/2011 Đứng cái – làm đòng 3,3 65 (*) 22

Ghi chú: TLCNB: Tỉ lệ cây nhiễm bệnh; TGUBTC: Thời gian ủ bệnh trong cây

(*) cây biểu hiện triệu chứng sớm nhất là 65 ngày

Ngoài ra, khi xem xét nhiệt độ trung bình ở các đợt thí nghiệm, chúng tơi thấy rằng nhiệt độ có ảnh hưởng khá rõ nét đến tỉ lệ cây nhiễm bệnh và và thời gian ủ bệnh ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh. Ở đợt thí nghiệm 1, 2 khi nhiệt độ là 28,9 - 30,9oC, tỷ lệ cây nhiễm bệnh tăng cao, đồng thời thời gian ủ bệnh rút ngắn chỉ còn 12,6 - 13,5 ngày ở giai đoạn mạ, 17,8 – 24,1 ngày ở giai đoạn đẻ nhánh và 42,7 - 55,1 ngày ở giai đoạn đứng cái làm địng. Ở đợt thí nghiệm 3, khi nhiệt độ hạ xuống, thời tiết lạnh (22,0oC), tỷ lệ cây nhiễm bệnh thấp và thời gian ủ bệnh ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đứng cái – làm địng đều khá dài,

trung bình là 23,2; 30,8 và 65 ngày tương ứng.

Sọc trắng trên gân chính, rách mép lá chữ V

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 57 - 59)