d) Tình hình sử dụng thuốc với rầy lưng trắng
2.4.2 Phịng trừ rầy mơi giớ
a) Né rầy
Theo dõi bẫy đèn để xác định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác, kết hợp với phân tích mẫu rầy để xác định mức độ nguồn rầy mang vi rút. Thời điểm gieo mạ, cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 đến 6 ngày sau đỉnh cao của rầy vào đèn, nếu thời vụ cho phép [12].
b) Bảo vệ mạ:
Thực hiện gieo mạ tập trung theo vùng, có che phủ ny lon để kết hợp với chống rét cho mạ trong vụ Đơng Xn và có thể che chắn rầy bằng lưới mắt dày hoặc các vật liệu khác trong vụ Hè, Thu, Mùa. Khơng gieo mạ ở gần những ruộng đang có nguồn bệnh, ven đường giao thơng, những nơi có nguồn ánh sáng thu hút rầy vào ban đêm [12].
Ở những địa bàn vụ trước lúa bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và
tiến hành phun thuốc trừ rầy nội hấp cho mạ trước cấy 2 đến 3 ngày, khi phát hiện có rầy lưng trắng [12]. Trong đó:
Xử lý hạt giống là biện pháp ngâm ủ hạt giống bằng thuốc đặc trị rầy với công nghệ tạo dạng và các phụ gia đặc biệt. Thuốc xử lý hạt được xâm nhập vào trong hạt lúa, lưu dẫn lên thân cây và có tác dụng xua đuổi hoặc làm rầy bị chết khi chưa kịp truyền bệnh đáng kể cho cây lúa. Cách làm này có rất nhiều ưu điểm, đó là (1) Biện pháp an toàn nhất trong các biện pháp hóa học do thuốc phần lớn đi vào hạt và thân cây lúa, được phân hủy từ từ trong cây trồng. Lượng thuốc đi vào mơi trường rất ít so với biện pháp phun. Khi phun, thuốc khuếch tán vào khơng khí, rơi xuống đất, nước và đi vào hệ sinh thái ngoài cây lúa một lượng lớn thường hơn 50%. Khi xử lý hạt giống, thuốc không trực tiếp tiếp xúc với các sinh vật trú ngụ trên ruộng lúa. Rầy chết gián tiếp do chích hút nhựa cây chứa thuốc cịn thiên địch hầu như khơng bị hại. (2) Hiệu quả trừ rầy của biện pháp xử lý hạt giống rất cao dù liều sử dụng cho lượng giống gieo trên 1 ha thấp hơn nhiều so với liều thuốc phun cho 1 ha. Lý do là trên 1 ha canh tác, khi phun lượng thuốc phải rải trên cả 10.000 m2; Còn khi xử lý hạt giống, vì thuốc chỉ tập trung vào các hạt lúa nên lượng thuốc được “rải” trên chỉ có khoảng 100 m2, ít hơn đến 100 lần. Do vậy, nồng độ thuốc trừ rầy trên cây lúa rất cao, và hiệu quả trừ rầy kéo dài. (3) Hạn chế cao rầy gây hại về sau: Với việc xử lý hạt giống, lượng rầy nhập cư ban đầu bị diệt cơ bản, mật độ rầy trong ruộng lúa cho đến cuối vụ sẽ thấp hơn hẳn khi để chúng sinh sản và phát triển cho các lứa sau nên cơ hội phải phun rầy gây hại trong vụ sẽ giảm đi nhiều. (4) Chi phí xử lý hạt giống rất thấp so với phun thuốc [11]
Phun trừ rầy bằng thuốc nội hấp làm cho rầy không truyền bệnh được khi thuốc xử lý hạt giống hết hiệu lực. Nếu có rầy xâm nhập vào giai đoạn mạ ở vùng dịch bệnh, cần dùng thuốc nội hấp đặc hiệu, có thời gian phịng trừ kéo dài. Nếu có xử lý hạt giống, chỉ cần theo dõi sau gieo 12 - 15 ngày trở đi.
Theo khảo nghiệm tại Viện BVTV, một số thuốc nội hấp nhóm neonicotinoid có hiệu quả cao cả với rầy trưởng thành và rầy non rầy lưng trắng cũng như rầy nâu.
Trong vùng gieo mạ để cấy thuộc vùng có nguy cơ, nên dùng các thuốc này phun trừ cho mạ trước khi nhổ cấy. Dùng các thuốc nội hấp trên, nhìn chung sau 12 - 15 ngày mới phải kiểm tra rầy để xử lý tiếp nếu cần. Không nên dùng thuốc tiếp xúc trong giai đoạn rầy trưởng thành nhập cư vì thuốc có hiệu lực ngắn (hiệu lực thấp với rầy nhập cư sau phun 3 - 5 ngày)[11];
Ngoài ra, cần thường xuyên thăm đồng, kết hợp theo dõi bẫy đèn để dự báo mật độ rầy trên đồng ruộng, xét nghiệm mẫu rầy để phát hiện nguồn rầy mang vi rút. Khi bệnh xuất hiện trên mạ, tùy theo mức độ nhiễm bệnh, tiến hành tiêu hủy cả luống hoặc cả ruộng sau khi đã phun bằng thuốc trừ rầy tiếp xúc; gieo bổ sung mạ nếu thời vụ cho phép [12]
c) Các biện pháp canh tác
Hạn chế sử dụng những giống lúa đã xác định nhiễm bệnh lùn sọc đen nặng, sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng.
Bón phân cân đối, đặc biệt khơng bón thừa phân đạm, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” hoặc “ hệ thống thâm canh lúa cải tiến” (SRI) ở nơi có điều kiện để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại;
Bố trí cơ cấu mùa vụ lúa hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ trà lúa Đông Xuân sớm, Xuân trung. Bố trí có thời gian cách ly giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu - Mùa tiếp theo trong khung thời vụ cho phép và không làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng