So sánh khả năng truyền bệnh LSĐPN giữa các pha phát dục của RLT

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 55 - 57)

- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy (con/m2) sau 3,7 và 10 ngày sau gieo.

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 So sánh khả năng truyền bệnh LSĐPN giữa các pha phát dục của RLT

RLT

Những kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ rầy lưng trắng khác nhau cho khả năng truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam là khác nhau, mật độ rầy lưng trắng càng cao, tỉ lệ lúa nhiễm bệnh càng cao. Tuy nhiên, liệu khả năng truyền bệnh của rầy lưng trắng ở các pha phát dục có sự sai khác hay khơng? Giai đoạn sinh trưởng nào của rầy lưng trắng có khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương Nam tốt hơn? Do chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi chúng tơi tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng truyền được bệnh lùn sọc đen phương Nam giữa ấu trùng tuổi 3, 4 và trưởng thành rầy lưng trắng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Khả năng truyền virus LSĐPN của rầy non tuổi 3-4 và trưởng thành RLT

Số cây nhiễm bệnh (cây) Giai đoạn rầy

thí nghiệm Ít nhất Nhiều nhất Trung bình

TLCNB (%) (%)

Trưởng thành 1 3 1.66 ± 0.23 30

Rầy tuổi 3-4 1 5 2.90 ± 0.42 56

Ghi chú: - Ngày lây bệnh 22/9/2011; - Nhiệt độ trung bình: 29oC; - TLCNB: Tỷ lệ cây nhiễm bệnh;

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam của rầy lưng trắng ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành là khác nhau. Trong khi một cá thể rầy trưởng thành chỉ có khả năng truyền bệnh là 1,66 ± 0,23 cây (tối đa 3 cây) thì khả năng truyền bệnh của ấu trùng tuổi 3 – 4 cao gần gấp hai lần so với trưởng thành, một cá thể ấu trùng tuổi 3 – 4 truyền bệnh là 2,90 ± 0,42 cây (tối đa 5 cây).

truyền bệnh hiệu quả hơn so với rầy trưởng thành. Tỷ lệ cây nhiễm bệnh khi lây nhiễm bằng cá thể rầy trưởng thành là 30%. Trong khi đó, tỷ lệ cây nhiễm bệnh khi lây nhiễm bằng ấu trùng tuổi 3-4 là 56%.

Có thể nói, trong mối quan hệ giữa bệnh virus LSĐPN và môi giới truyền bệnh, rầy lưng trắng trưởng thành đóng vai trị là tác nhân lây lan, phát tán nguồn bệnh từ nơi này sang nơi khác do có khả năng di chuyển cao, cịn mật độ ấu trùng rầy lưng trắng lại đóng vai trị quyết định mức độ gây hại của bệnh LSĐPN.

Hình 4.3. Thí nghiệm rầy lây nhiễm virus

LSĐPN Hình 4.4. Triệu chứng bệnh trên lúa

Hình 4.5. Rầy cám truyền bệnh Hình 4.6. Rầy trưởng thành truyền bệnh

Thí nghiệm đánh giá khả năng truyền virus LSĐPN của rầy lưng trắng tuổi nhỏ và rầy trưởng thành

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 55 - 57)