Xác định mật độ RLT truyền bệnh LSĐPN hiệu quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 52 - 55)

- Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ rầy (con/m2) sau 3,7 và 10 ngày sau gieo.

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Xác định mật độ RLT truyền bệnh LSĐPN hiệu quả

Đối với các bệnh virus truyền qua vector, không phải tất cả các vector tiếp xúc với nguồn bệnh đều có khả năng truyền bệnh. Mục tiêu của thí nghiệm là đánh giá số lượng rầy lưng trắng cần thiết truyền bệnh virus lùn sọc đen. Kết quả thí nghiệm thể hiện tại bảng 4.1

Bảng 4.1. Mật độ rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen hiệu quả Thời gian tiềm dục (ngày) Cơng thức thí nghiệm Mật độ thả con/cây Tỉ lệ cây nhiễm bệnh (%) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình CT1 1 30 24 35 27,0 ± 1,4 CT2 3 56,67 20 26 22,5 ± 1,3 CT3 5 60,33 12 23 16,0 ± 1,4 CT4 10 0 0 0 0 Đối chứng 1;3; 5;10 0 0 0 0

ghi chú: - Ngày lây bệnh:12/7/2011 - Giống lúa: BTs7

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ cây nhiễm bệnh: Nhận thấy, ở 4 cơng thức lây nhiễm, chỉ có 3 cơng thức cây lúa biểu hiện triệu chứng bệnh. Mật độ rầy lưng trắng thí nghiệm khác nhau dẫn tới tỉ lệ cây nhiễm bệnh lùn sọc đen là khác nhau. Tỷ lệ cây nhiễm bệnh thấp nhất là 30% thu được ở công thức 1 con/cây, cao nhất ở công thức 5 con/cây với tỉ lệ là 60.33%. Tuy nhiên, sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ cây nhiễm bệnh thể hiện ở công thức 1 con/cây với các công thức cịn lại, giữa cơng thức 3 con/cây và cơng thức 5 con/cây khơng có sự sai khác lớn. Riêng công thức 4 không cho kết quả do lúa bị chết khơ do rầy chích hút.

Hình 4.1. Các cơng thức thí nghiệm

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh trên lúa

Thí nghiệm mật độ rầy lưng trắng truyền bệnh hiệu quả

(Nguồn: Nguyễn Phương Nhã 2011)

Về thời gian tiềm dục (thời gian biểu hiện của bệnh): Thời gian tiềm dục ngắn nhất biểu hiện ở công thức 5 con/cây là 12 ngày sau lây bệnh, dài

nhất là 35 ngày thể hiện ở công thức 1 con/cây. Thời gian tiềm dục trung bình tỉ lệ thuận với mật độ rầy lưng trắng, mật độ rầy lưng trắng càng cao, thời gian tiềm dục càng ngắn, ngắn nhất ở công thức 5 con/cây là 16 ± 1.4 ngày, dài nhất là 27.0 ± 1.4 ngày ở công thức 1 con/cây

Với kết quả trên chúng tôi thấy rầy lưng trắng truyền virus lùn sọc đen có hiệu quả nhất ở mật độ 5 con/cây, rầy lưng trắng truyền kém hơn ở mật độ 1 con/cây, 3 con/cây và không cho kết quả với mật độ 10 con/cây. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trên đồng ruộng có rầy lưng trắng mang bệnh là có khả năng truyền bệnh cho cây lúa dù rầy lưng trắng ở mật độ thấp hay cao. Chính vì vậy khi chỉ đạo sản xuất trên đồng ruộng cần chú ý đến yếu tố rầy lưng trắng có mang bệnh, đặc biệt là đối với những ruộng lúa mà vụ trước đã bị nhiễm lùn sọc đen.

4.1.2 Xác định khả năng truyền bệnh LSĐPN cho thế hệ sau của RLT

Virus lùn sọc đen phương Nam thuộc chi Fijivirus và lan truyền theo kiểu bền vững tái sinh. Các virus truyền theo kiểu bền vững tái sinh thường truyền được qua thế hệ sau của vector. Tuy nhiên các Fijivirus lại khác biệt là thường khơng truyền được qua trứng. Mục tiêu của thí nghiệm là tìm hiểu liệu rầy lưng trắng có truyền được virus lùn sọc đen phương Nam qua thế hệ sau hay khơng. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Xác định khả năng truyền virus LSĐPN cho thế hệ sau của rầy lưng trắng

Ngày lây bệnh Kiểu lây bệnh Tổng số cây thí nghiệm Số cây xuất hiện triệu chứng Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng (%) 26.10.2010 Lây bệnh tập thể 10 0 0 27.10.2010 Lây bệnh cá thể 10 0 0

Ghi chú: Sử dụng nguồn lây bệnh là rầy lưng trắng thế hệ sau

Qua bảng 4.2 cho thấy ở cả hai phương thức lây bệnh tập thể và cá thể đều không thấy xuất hiện triệu chứng. Kết quả của thí nghiệm này chứng tỏ rầy

lưng trắng khơng có khả năng truyền virus lùn sọc đen qua thế hệ sau

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)