Đánh giá hiệu lực thuốc hóa học xử lý hạt giống phòng trừ RLTtrong phịng thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 73 - 75)

- Ngày thả rầy chích truyền: 27/9/

a/ Đánh giá hiệu lực thuốc hóa học xử lý hạt giống phòng trừ RLTtrong phịng thí nghiệm

phịng thí nghiệm

Rầy lưng trắng truyền bệnh LSĐPN theo kiểu bền vững tái sinh, cần có đủ thời gian chích hút trên cây bị bệnh và sau đó phải có đủ thời gian ủ bệnh (nhân virus trong cơ thể) mới có khả năng truyền cho cây lúa khỏe. Chính vì vậy, việc phịng trừ rầy lưng trắng khi chúng chưa kịp truyền bệnh cho cây lúa vào giai đoạn mẫn cảm là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý bệnh lùn sọc đen phương Nam. Để có cơ sở cho việc phịng trừ rầy lưng trắng vào giai đoạn này, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học xử lý hạt giống phòng trừ rầy lưng trắng ở giai đoạn mạ.

Bảng 4.11. Hiệu lực của thuốc hóa học xử lý hạt giống phòng trừ rầy lưng trắng giai đoạn mạ

Hiệu lực phòng trừ (%)

Mạ 3 ngày tuổi Mạ 7 ngày tuổi Mạ 14 ngày tuổi Loại thuốc 1 ngày

sau thả 3 ngày sau thả 1 ngày sau thả 3 ngày sau thả 1 ngày sau thả 3 ngày sau thả

Enaldo 40FS 86,6a 90,6a 83,2a 87,9a 67,4a 71,3a

Cruiser plus 312.5FS 85,9a 90,6a 82,5 a 86,5 a 67,4 a 69,2 b

Gaucho 600FS 85,9a 89,9a 79,7b 87,2a 67,4a 68,5b

Kola 74,6b 84,1b 76,2c 80,9b 61,1b 65,7c

Comcat+Phironin 69,7c 74,6c 69,2d 73,8c 54,9c 60,2d

CV% 1.3 1.1 1.1 1.4 2.1 1.7

LSD 0,05 1.9 1.6 1.6 2.1 2.5 2.1

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự khác nhau giữa các công thức ở cùng 1 thời điểm điều tra ở mức ý nghĩa α = 0,05; Ngày lây bệnh 5/10/2011; Nhiệt độ trung bình: 24,6oC

Kết quả bảng 4.11 cho thấy các thuốc hóa học xử lý hạt giống trước khi gieo đều có hiệu quả phịng trừ rầy lưng trắng. Trong 5 loại thuốc thí nghiệm chúng tơi nhận thấy thuốc Enaldo, Cruiser plus, Gaucho đạt hiệu quả phòng trừ rầy lưng trắng cao trên mạ 3, 7 và 14 ngày tuổi. Hiệu lực phòng trừ sau 3 ngày thả rầy tương ứng là 90,6, 90,6 và 89,9% đối với mạ 3 ngày tuổi; 87,9, 86,5 và 87,2% đối với mạ 7 ngày tuổi và 71,3, 69,2 và 68,5% đối với mạ 14 ngày tuổi. Trong khi đó thuốc Kola và hỗn hợp Comcat+Phironin đạt hiệu quả phòng trừ rầy thấp trên mạ 3, 7 và 14 ngày tuổi. Hiệu lực phòng trừ sau 3 ngày thả rầy tương ứng là 84,1 và 74,6% đối với mạ 3 ngày tuổi; 80,9 và 73,8% đối với mạ 7 ngày tuổi và 65,7 và 60,2% đối với mạ 14 ngày tuổi. Hiệu lực trừ rầy của 5 loại thuốc trên giảm dần theo tuổi mạ và giảm mạnh nhất khi mạ 14 ngày tuổi .

Như vậy, việc sử dụng một số loại thuốc hóa học xử lý hạt giống lúa đã nẩy mầm trước khi gieo đem lại hiệu quả khá cao trong việc phòng trừ rầy ở giai đoạn mạ, từ đó làm giảm tỷ lệ bệnh lùn sọc đen phương Nam trên đồng ruộng. Nhận xét trên của chúng tơi hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật trong một vài năm gần đây.

Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tơi nhận thấy xử lý hạt giống thóc bằng các loại thuốc hóa học có hiệu quả trong việc phịng trừ rầy ở giai đoạn mạ. Việc này là hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa tác nhân truyền bệnh LSĐ ở giai đoạn mạ - giai đoạn mẫn cảm nhất của cây lúa đối với bệnh

Hình 4.21. Thóc sau khi xử lý Hình 4.22. Ủ thóc đã xử Hình 4.23. Kết quả phịng trừ rầy lưng trắng

(Nguồn: Nguyễn Phương Nhã 2011)

Thí nghiệm xử lý hạt giống trong phịng thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam srbsdv (southern rice black streaked dwarf virus) của rầy lưng trắng sogatell furcifera horvath (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)