Hình 2.1: Mặt cắt phẫu diện

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 47 - 50)

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 38

2. Phân tích tương quan chính tắc nếu có sự tương quan giữa các nhóm chỉ tiêu hóa học đất và nhóm yếu tố chất lượng quả (có được từ phân tích thành phần chính ở trên) thì phân tích này sẽ chỉ ra mối tương quan đó chặt chẽ như thế nào. Tức là lượng hóa mối tương quan đó.

Phần mềm sử dụng: WINSTAT. 3. Kiểm định thống kê

Kiểm định sự khác nhau về chất lượng quả giữa các vùng

Dùng kiểm định t-test để kiểm định xem có sự khác nhau theo từng chỉ tiêu chất lượng quả giữa các vùng hay không. Tức là chất lượng quả giữa các vùng có thực sự khác nhau hay không.

Phần mềm sử dụng: STATA.

2.5.6. Phương pháp chồng ghép bản đồ trong khoanh vùng sản phẩm

Bản đồ khoanh vùng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý được xác định trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn để tìm điểm trùng khớp giới hạn vùng sản phẩm. Các loại bản đồ bao gồm: i) Các bản đồ về tính đặc thù, chất lượng hồng không hạt theo đánh giá của người dân và của các tác nhân, đánh giá cảm quan của các chuyên gia cũng như kết quả phân tích sinh hóa quả hồng không hạt; ii) Các bản đồ đặc thù sinh thái kết hợp giữa mô tả sự hình thành đất, sông ngòi và phẫu diện đất cũng như phân tích các yếu tố: pH, yếu tố đa lượng, dung trọng đất, thành phần cơ giới để xác định đất thích hợp cho hồng không hạt; iii) Bản đồ thể hiện mối quan hệ giữa sinh thái với chất lượng hồng không hạt ở các vùng khác nhau; iv) Bản đồ thể hiện thực hành của nông dân theo các vùng nghiên cứu khác nhau.

Xác định một cách chính xác khu vực địa lý mang Chỉ dẫn Địa lý bằng từ ngữ và bản đồ theo tiêu chuẩn VN2000.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 39

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Danh tiếng địa danh Bắc Kạn và các điều kiện tự nhiên 3.1.1. Danh tiếng của địa danh Bắc Kạn 3.1.1. Danh tiếng của địa danh Bắc Kạn

Theo trang thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn, địa danh Bắc Kạn là cách nói chệch của chữ Pác Cạm (tiếng Tày có nghĩa là cửa ngõ), hoặc Bắc Kạn là cách nói chệch đi của chữ Pác Cáp (tiếng Tày có nghĩa là nơi hợp lưu của các dòng chảy). Nơi đây là nguồn gốc của các con sông lớn như sông Cầu và sông Năng.

Do có địa hình núi đá vôi hiểm trở và thiên nhiên trù phú, trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn nổi danh là căn cứ địa cách mạng chiến khu Việt Bắc, đã nuôi giấu các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Trường Chinh… Nhiều địa danh của Bắc Kạn đã đi vào lịch sử như: An Toàn Khu Chợ Đồn, di tích lịch sử Nà Tu, Phủ Thông, Đèo Giàng, Bản thi...

Bắc Kạn là địa danh có nhiều thắng cảnh đẹp như Hồ Ba Bể, là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn Quốc gia Ba Bể. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam, nằm trên vùng núi đá vôi. Năm 1995 Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

Như vậy, địa danh Bắc Kạn khá nổi tiếng cả về mặt tự nhiên và lịch sử không những trong nước mà cả quốc tế. Đây là điểm rất thuận lợi cho việc gắn tên gọi địa danh cho những sản phẩm đặc sản nói chung và cho hồng không hạt nói riêng.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày 1-1-1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ mười ngày 01-11-1996 của Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với các đơn vị hành chính gồm thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, Na Rì, Chợ Đồn của tỉnh Bắc Thái (cũ) và huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Pắc Nậm của tỉnh Cao Bằng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 40

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc. Lãnh thổ của tỉnh về phía bắc giáp Cao Bằng, phía nam giáp Thái Nguyên, phía đông giáp Lạng Sơn và phía tây giáp Tuyên Quang. Vị trí địa lý của Bắc Kạn tương đối thuận lợi để phát huy các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4795,54 km2, chiếm 1,45% diện tích cả nước, số dân 276,718% người (1999), chỉ bằng 0,36% dân số toàn quốc.

Nhìn chung, Bắc Kạn có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.

3.1.2.2. Địa hình địa mạo

Với trên 90% diện tích là đồi núi bị sông, suối chia cắt, Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Tây Nam, đỉnh cao nhất của dãy núi Nam Khiên Thượng (1.640m), địa hình thấp nhất thuộc xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới (40m), độ cao trung bình 500 - 600m so với mực nước biển. Toàn tỉnh có trên 100 xã thuộc vùng cao, chiếm 82% số xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)