Lịch sử và quá trình phát triển của hồng không hạt Bắc Kạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 53 - 56)

Nguồn: các bản đồ trong luận văn do nhóm nghiên cứu của Trung tâm HTNN thực hiện

3.2.3.Lịch sử và quá trình phát triển của hồng không hạt Bắc Kạn

Được xác định là một trong những cây ăn quả đặc sản của tỉnh Bắc Kạn, tuy vậy đến nay vẫn chưa có một tài liệu, công trình nghiên cứu xác định được nguồn gốc của cây hồng không hạt của tỉnh Bắc Kạn. Theo các tài liệu thì cây hồng không hạt Bắc Kạn thuộc loài hồng trơn có tên khoa học là Diospyros kaki L., họ thị

Ebenaceae và có tên địa phương (theo tiếng Tày) còn được gọi là Mác hồng hoặc

Mác lầy. Cây hồng không hạt xuất hiện ở địa phương đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm.

Cây hồng không hạt được cho là có có sớm nhất tại khu vực vườn nhà và bờ ao, bờ ruộng trong khu vực dân cư địa phương sinh sống. Số người được hỏi cho rằng hồng không hạt được di thực từ nơi khác đến chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4,9%) điều

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 44

này có thể cho biết rằng cây hồng không hạt có nguồn gốc tại địa phương.

Những năm 2000-2001 với các chính sách đầu tư phát triển hạ tầng của Nhà nước cho khu vực miền núi (chương trình 135) thì hệ thống đường giao thông nông thôn và hệ thống điện đã khá hoàn chỉnh, bên cạnh đó là hệ thống các chợ, liên chợ cũng được đầu tư nâng cấp. Điều này đã giúp ích rất lớn cho việc lưu thông và tiêu thụ sản phẩm quả hồng không hạt của người dân ra thị trường. Thị trường tiêu thụ, ngoài các chợ địa phương đã xuất hiện các chủ thu mua hồng không hạt từ nơi khác (thị xã Bắc Kạn) về vườn của gia đình để thu mua sản phẩm quả hồng tại thời điểm thu hoạch (phần nhiều là quả chưa được xử lý chát qua ngâm nước). Do vậy, sản phẩm ngoài việc được sử dụng để ăn trong gia đình thì một phần đáng kể được bán ra bên ngoài thị trường. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm quả hồng không hạt chủ yếu vẫn là thị trường nội tỉnh với khoảng 90%, thị trường Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh thành khác chiếm khoảng 10% (Số liệu báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn, tháng 10/2009 [7]). Để tránh nhầm lẫn với những sản phẩm quả hồng không hạt khác trên thị trường tên hồng không hạt “Bắc Kạn” đã bắt đầu được người dân cũng như các tác nhân trung gian sử dụng trong giai đoạn này.

Những năm 2004-2005, các chương trình hỗ trợ về phát triển hồng không hạt của quốc tế (dự án Dialogs do liên minh Châu Âu tài trợ, dự án chính phủ Phần Lan, dự án của tổ chức Care.. ) và các chương trình mở rộng diện tích hồng không hạt của địa phương như: chương trình phát triển 500 ha trồng Hồng không hạt của tỉnh Bắc kạn giai đoạn 2005-2010 trong đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác” hay dự án “Quy hoạch vùng sản xuất cây hồng không hạt Bắc Kạn giai đoạn 2007-2015” với diện tích hồng không hạt được thực hiện đến 1200 ha cho sản lượng ước đạt 17000 tấn/năm. Qua đó người sản xuất được hỗ trợ thấp nhất là 70% giá mua cây giống, hướng dẫn kỹ thuật. Cây hồng không hạt từ chỗ được trồng từ bờ ruộng, bờ ao bước đầu đã được trồng tại các soi bãi (đất phù sa ven suối, sông, đất một vụ) hoặc trồng xen với cây ngô, sắn và một số được tiếp tục trồng trên vườn nhà.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 45

lũ, bão gió đã làm cho phần lớn các cây trồng lâu năm, già cỗi.. bị gãy cành hoặc đổ, chết. Phần lớn các cây mọc/trồng tại khu vực ven suối hay trên bờ ruộng nơi mà chịu nhiều ảnh hưởng từ tự nhiên cũng như trong quá trình canh tác lúa (vạt bờ cuốc góc) của con người. Số cây bị chết, gãy trong 2 năm có nơi đến 40-50% (xã Nghĩa Tá, Chợ Đồn). Các loại sâu bệnh với nguy cơ phá hoại cao được người dân cho biết như: sâu đục thân, đục rễ .. hiện tượng rụng quả non với tần suất xuất hiện ngày càng cao. Tuy vậy, việc phòng trừ sâu bệnh vẫn chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công (ví dụ: dùng dây gai để bắt sâu đục thân, .. ) và việc bón phân hóa học cho cây gần như vẫn chưa được người dân áp dụng.

Cũng trong thời kỳ này một số dự án ngoài việc hỗ trợ nâng cao kỹ thuật sản xuất thâm canh cây hồng cho người dân cũng đã giới thiệu thêm các giống hồng mới (giống hồng Thạch Thất, hồng Hạc Trì..). Tuy vậy, sau một thời gian khi có quả đã cho thấy chất lượng những giống hồng này không đáp ứng được yêu cầu (quả mềm nhũn, không ngọt..) nên đã bị người dân chặt và thay thế bằng giống hồng không hạt bản địa. Kỹ thuật sản xuất cây giống đã có bước chuyển biến mạnh với việc xuất hiện hình thức nhân giống bằng phương pháp ghép. Một số vườn ươm cây giống hồng không hạt bằng phương pháp ghép được thành lập tại những địa phương có truyền thống và kinh nghiệm ở huyện Chợ Đồn. Với ưu điểm là hệ số nhân giống cao, không làm ảnh hưởng đến cây mẹ cũng như thời gian từ khi trồng đến khi cho quả ngắn (4-5 năm) so với trồng bằng rễ (6-7 năm) nên diện tích hồng không hạt đã phát triển và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích hồng trồng mới. Số liệu thống kê cho thấy thời kỳ này hồng không hạt được trồng bằng giống ghép chiếm đến trên 90% số lượng, chỉ riêng huyện Chợ Đồn trong năm 2008 đã có đến 7.000 (Theo Báo cáo Hoạt động dự án Nâng cao thu nhập cho người dân qua phát triển và bảo tồn hồng không hạt tỉnh Bắc kạn do Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD tài trợ, 2008) cây hồng được trồng từ giống sản xuất theo phương pháp ghép.

Trong thời kỳ này cũng đã xuất hiện hình thức hợp tác của người dân để thành lập các tổ chức, nhóm, hiệp hội để cùng phát triển hồng không hạt (Hội hồng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 46

không hạt Chợ đồn được ra đời trong thời kỳ này). Quy mô sản xuất nhỏ lẻ (7-10 cây/hộ đến vài chục cây) chiếm phần lớn nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện loại hình sản xuất với quy mô lớn từ vài trăm cây đến nghìn cây (ông Bào, xã Lãng Ngâm, Ngân Sơn; ông Tuấn, thị trấn Chợ rã, Ba bể; ông Hiên, Đồng Lạc, Chợ đồn). Tuy vậy, trong số đó vẫn chủ yếu là những cây được trồng mới trong khoảng 10-12 năm gần đây.

Về phân bố, cây Hồng phát triển ở hầu hết các bản/thôn tại các xã trong tỉnh Bắc Kạn, tuy nhiên tại các huyện Chợ đồn, Ba Bể, và Ngân Sơn là những nơi có diện tích hồng không hạt lớn nhất tỉnh. Hiện nay tỉnh chưa thống kê được diện tích cụ thể, vì chỉ có khoảng 200 ha trồng tập trung, còn phần lớn hồng không hạt được người dân tộc thiểu số trồng phân tán ở đồi, bãi, vườn nhà và rất nhiều cây hồng cổ thụ mọc trong rừng (Báo Nhân dân, tháng 10/2009).

Số liệu của Sở nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn cho thấy từ năm 2001 đến nay diện tích trồng hồng không hạt tại vùng quy hoạch phát triển hồng không hạt thuộc 3 huyện Ngân Sơn, Ba Bể và Chợ Đồn từ chỗ chỉ trồng mới được 28 ha năm 2001 đã tăng lên 82 ha năm 2008. Trong đó huyện Ba Bể là nơi có diện tích trồng hồng không hạt cao nhất. Hàng năm số hộ tham gia trồng hồng không hạt luôn đạt khoảng 15-20% tổng số hộ. Tuy nhiên, việc phát triển diện tích trồng hồng không hạt tại 3 địa phương nói trên chỉ tập trung ở các xã thuộc vùng quy hoạch phát triển hồng không hạt của tỉnh như: Ngọc Phái, Quảng Bạch, Đồng Lạc, Tân Lập và Xuân Lạc của huyện Chợ Đồn; xã Thượng Giáo, Quảng Khê, Địa Linh, Đồng Phúc, và Cao Trĩ của huyện Ba Bể; các xã Trung Hòa, Nà Phặc, Lãng Ngâm của huyện Ngân Sơn. Đây cũng chính là những xã có các điều kiện tự nhiên, khí hậu được đánh giá là ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi khí hậu vùng hồ Ba Bể.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 53 - 56)