Đánh giá chung về CDĐL tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 25 - 29)

6. Sản phẩm nước ngoài đăng ký tại Việt Nam: Có 3 sản phẩm, chiếm 10 %, gồm: Rượu Cognac của Pháp; Rượu Pisco của Peru và Rượu Scotch whisky của

1.2.2.2. Đánh giá chung về CDĐL tại Việt Nam

Từ quá trình nghiên cứu kết hợp tham khảo những thông tin từ các nghiên cứu đang triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chúng tôi đưa ra một số đánh giá sau :

Tác động tích cực

Hạn chế rủi ro do biến động giá và mở rộng thị trường tiêu thụ:

Nông nghiệp thị trường và hội nhập luôn chịu ảnh hưởng của những biến động bất lợi về giá nông sản trong và ngoài nước. Một số sản phẩm mang CDĐL đã đứng vững trước thách thức này, giá bán được giữ vững và liên tục tăng. (So với năm được bảo hộ (2001) giá Chè Shan tuyết Mộc Châu đã tăng 1,15 lần (năm 2004 ) và 2,63 lần (năm 2010), ít chịu ảnh hưởng bất lợi của ngành hàng chè thế giới trong thời gian qua. Nhờ có bảo hộ CDĐL, Chè Shan tuyết Mộc Châu đã từ bỏ thị trường truyền thống Iraq để phát triển sang các thị trường châu Âu (Anh, Pháp…). Hoặc, Vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang Đức, Canada và Trung Đông… )

Công cụ xây dựng thương hiệu hàng hóa cho nông sản:

Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, người nông dân chưa thể tự mình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa riêng. CDĐL chính là thương hiệu hàng hóa và thiết lập kênh hàng riêng cho nông sản đặc sản của Việt Nam.

Tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho các tác nhân trong ngành hàng:

Nhiều sản phẩm bảo hộ CDĐL đã phát huy được hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho các tác nhân trong ngành hàng. So với năm bảo hộ (2001), doanh thu của công ty chè Mộc Châu đã tăng lên 4,55 lần (năm 2010) nhờ giá bán, năng suất và sản lượng chè tăng. Lương của công nhân chè cũng tăng 3,1 lần. Với sản phẩm chuối ngự, so với trước thời điểm bảo hộ, doanh thu trên 1 đơn vị diện tích của Chuối ngự Đại Hoàng từ 1,55 triệu đồng/ha (trước năm 2005) lên 2,7 triệu đồng/ha (năm 2008) và 6,75 triệu đồng/ha (năm 2010).

Giúp quy hoạch kinh tế - xã hội:

Một số sản phẩm CDĐL được quản lý và khai thác tốt đã góp phần tích cực trong việc quy hoạch phát triển vùng đặc sản của địa phương. Ví dụ Chè Shan tuyết

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 16

Mộc Châu sau 3 năm được bảo hộ đã tăng diện tích từ 570 ha (năm 2001) lên 650 ha (năm 2004) và 915 ha (năm 2010).

Các địa phương có CDĐL như Bình Thuận (thanh long), Tân Cương (chè shan tuyết), Phú Quốc (nước mắm) đều thu hút một bộ phận lao động quan trọng trong vùng, giảm di dân và góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững của địa phương (Lê Thị Thu Hà, 2010, theo trích dẫn của Bùi Kim Đồng, 2011 [17]).

Bảo tồn đa dạng sinh học:

CDĐL là một tiếp cận mới trong bảo tồn đa dạng sinh học thông qua khai thác giá trị kinh tế của sản phẩm bản địa để bảo tồn nguồn gen quý và bảo tồn để khai thác.

Chỉ dẫn địa lý góp phần gia tăng các giá trị văn hóa-xã hội:

Khai thác các CDĐL để làm gia tăng các giá trị văn hóa-xã hội của vùng bảo hộ ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, bước đầu đã thấy được tính tích cực của hiệu ứng này.

Một số điểm hạn chế

Khai thác CDĐL chưa tương xứng với nguồn tài nguyên:

Nếu nhìn vào số liệu thống kê các sản phẩm đã được đăng ký CDĐL ở Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Việt Nam có trên 500 sản phẩm đặc sản gắn liền với những điều kiện địa lý và con người đặc thù (Nguồn: Thống kê của Cục SHTT). Nếu so sánh giữa nguồn tài nguyên trên và số sản phẩm được bảo hộ CDĐL (29 sản phẩm) thì rõ ràng rằng việc xây dựng CDĐL chưa tương xứng với tiềm năng nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam.

CDĐL của chúng ta rất đơn điệu, một CDĐL cho 1 sản phẩm. Điều này khác với các nước trên thế giới, họ xây dựng 1 CDĐL (địa danh) cho nhiều sản phẩm hoặc cho nhiều dòng sản phẩm; Điều này gây lãng phí nguồn tài nguyên địa danh mà có nhiều đặc sản có thể cùng xây dựng CDĐL.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 17

Có trên 70 % CDĐL được bảo hộ là các sản phẩm thô (không qua chế biến) thuộc nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực. Xây dựng CDĐL cho các sản phẩm chế biến hoặc tiểu thủ công rất hạn chế (dưới 16% tổng số CDĐL). Trong khi đó, CDĐL quốc tế chủ yếu dành cho các sản phẩm chế biến có giá trị cao, và bảo hộ đa dạng hóa các sản phẩm chế biến khác nhau dưới cùng một tên địa danh. Chiến lược này cho phép họ thuận lợi hơn trong việc marketing và quản lý chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, không phải bất cứ CDĐL nào đã được xây dựng đều mang lại những tác động tích cực như đã nêu ở trên.

Bất cập trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý:

Việc xây dựng CDĐL là cả 1 quá trình với yêu cầu làm rõ chất lượng đặc thù của sản phẩm gắn với các điều kiện địa lý và con người. Tuy nhiên, Việt Nam lại thiếu cả trang thiết bị, phương pháp phân tích và kinh nghiệm xây dựng CDĐL.

Việc một CDĐL chỉ áp dụng duy nhất cho một sản phẩm, đa số dưới dạng nguyên liệu thô (cà phê nhân, hoa hồi, vải quả, bưởi quả, ...) mà không mở rộng ra cho các sản phẩm được chế biến từ những nguyên liệu thô này. Các nguyên liệu thô thường có giá trị gia tăng thấp nên đã hạn chế khả năng phát huy các giá trị của CDĐL được bảo hộ.

Việc lựa chọn sản phẩm để bảo hộ CDĐL chưa phù hợp như khuyến cáo của FAO (cần xác định sản phẩm có tiềm năng về chất lượng và thị trường để bảo hộ). Điều này làm cho một số sản phẩm CDĐL của Việt Nam không phát huy được hiệu quả như mong muốn (Vải thiều Thanh Hà có nguy cơ suy giảm diện tích sau bảo hộ do không cạnh tranh được với các cây trồng khác...). Một số CDĐL được đăng ký bảo hộ xuất phát từ nhu cầu danh tiếng của địa phương, chứ không phải vì phát triển sản phẩm (nón lá Huế hay thuốc lào Tiên Lãng...). Nhiều CDĐL được xây dựng theo tiếp cận từ trên xuống, không có sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm này nên không gắn kết được họ với sản phẩm.

CDĐL là tài sản quốc gia. Tuy nhiên, việc bảo hộ mang tính cục bộ, mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương (chuối ngự Đại Hoàng có khu vực

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 18

địa lý bao phủ 1 phần của tỉnh Nam Định, nhưng chỉ được bảo hộ trên tỉnh Hà Nam). Điều này có khả năng bóp chết sản xuất của những nơi có chất lượng sản phẩm đặc thù nhưng không được đưa vào bảo hộ.

Thiếu vắng chính sách công giữa các ngành, các cấp để xác định các sản phẩm có tiềm năng được xây dựng thành CDĐL và xác định vùng bảo hộ. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện và đưa vào sử dụng CDĐL cho một sản phẩm tương đối phức tạp đối với các cá nhân hay tổ chức muốn khai thác CDĐL. Toàn bộ quá trình chuẩn bị hồ sơ để một sản phẩm có thể được bảo hộ hay không lại giường như có rất ít sự tham gia của những cá nhân hay tổ chức sẽ sử dụng. Điều đó dẫn đến một tình trạng là : a) Sản phẩm sau khi được bảo hộ CDĐL có rất ít các tổ chức sản xuất và người nông dân quan tâm đến, b) Các cơ quan quản lý địa phương chưa có kinh nghiệm, chuyên môn về CDĐL dẫn đến tình trạng lúng túng trong việc xây dựng cơ chế quản lý và giao quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu, c) Và do vậy, các sản phẩm đã được bảo hộ CDĐL không phát huy được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Bất cập trong quản lý và khai thác sản phẩm chỉ dẫn địa lý:

Để phát huy các giá trị của hàng nông sản đặc sản thì việc đăng bạ CDĐL cho sản phẩm là chưa đủ. Cần phải có các giải pháp và chính sách đi kèm để quản lý và khai thác các sản phẩm sau khi đăng bạ.

CDĐL là một khái niệm mới được luật hóa ở Việt Nam (2005), các văn bản hướng dẫn thực thi còn thiếu, tính phổ cập và hiệu quả pháp lý chưa cao. Vì vậy, ngay cả một số Cơ quan quản lý cũng chưa nắm vững bản chất của vấn đề. Nhiều bất cập đã nảy sinh trong việc xác định nguồn gốc sản phẩm, phương pháp kiểm tra xuất xứ hàng hóa (Chè shan tuyết Tân Cương đã phải đăng ký lại, Vinatea đã dùng chè này để ký các hợp đồng xuất khẩu nhưng không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ...).

Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của xây dựng CDĐL, thiếu vắng việc bảo hộ thực sự. Trong nước, hàng giả đã làm giảm giá trị và uy tín của sản phẩm CDĐL. Chưa có CDĐL nào được bảo hộ quốc tế. Vì vậy, một số CDĐL của Việt Nam đã bị nước thứ 3 lợi dụng (nước mắm Phú Quốc).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 19

Quản lý và khai thác sản phẩm CDĐL chưa được quan tâm. Điển hình là việc mở rộng diện tích bưởi Đoan Hùng CDĐL ngoài vùng bảo hộ bằng các giống bưởi khác đã làm mất uy tín của sản phẩm.

Thiếu vắng các tổ chức Tập thể quản lý và sử dụng CDĐL (Hiệp hội, Hội...) của người sản xuất. Chính vì vậy, chưa có các chiến lược phát triển sản xuất và maketing để duy trì tính ổn định chất lượng của sản phẩm và phát triển thị trường cho các sản phẩm CDĐL.

Không có một chương trình phổ biến cho người tiêu dùng về các sản phẩm CDĐL. Chính sách công tập trung ưu tiên cho việc xây dựng CDĐL, ít quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển các sản phẩm đó thành một thương hiệu mạnh. Do đó hiệu quả bảo hộ CDĐL ở mức thấp (gần như 100% người tiêu dùng chưa có khái niệm về CDĐL và những sản phẩm nào được bảo hộ CDĐL).

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)