Đặc tính sinh vật học, nông học của hồng không hạt Bắc Kạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 39 - 42)

6. Sản phẩm nước ngoài đăng ký tại Việt Nam: Có 3 sản phẩm, chiếm 10 %, gồm: Rượu Cognac của Pháp; Rượu Pisco của Peru và Rượu Scotch whisky của

1.3.3.2. Đặc tính sinh vật học, nông học của hồng không hạt Bắc Kạn

Đặc điểm phân loại thực vật

Tên khoa học:Diospyros kaki L. Họ thị EBENACEAE

Tên địa phương (Tày): Mác hồng/hồng không hạt/hồng ngâm.

Đặc tính sinh vật học, nông học

Theo tác giả Nguyễn Thế Huấn (2010, [23]), cây hồng không hạt có một số đặc tính sau:

Rễ hồng không hạt Bắc Kạn:

Rễ hồng không hạt Bắc Kạn tập trung ở tầng đất mặt 20-40cm. Rễ thường phát triển yếu, khó phục hồi nếu bị sát thương cơ giới. Trong mùa lá rụng, rễ hồng hầu như không hoạt động, hấp thu dinh dưỡng chậm, từ mùa xuân rễ bắt đầu hoạt động mạnh. Rễ hồng chứa nhiều tannin, cường độ hô hấp yếu, nhu cầu về hàm lượng ôxy trong đất thấp. Vì vậy, cây hồng có thể chịu úng tốt.

Chiều cao cây, đường kính gốc (thân):

Hồng là cây thân gỗ, sinh trưởng nhiều năm, tán cây có dạng hình tháp, tốc độ sinh trưởng chậm, thường một cây hồng 30 tuổi đường kính thân chỉ đạt 15 - 20cm, chiều cao cây 7 - 10m. Thân có màu nâu đen, đường kính gốc trung bình 30cm.

Đặc điểm quan trọng của cây Hồng không hạt được thể hiện qua việc phát triển chiều cao và đường kính gốc. Chiều cao cây trung bình của các cây khoảng 6- 8m, cây cao có thể đạt trên 10m và thấp khoảng 5 m. Đường kính gốc cây dao động trong khoảng từ 22-32cm tuỳ theo tuổi cây. Trong đó, các cây còn trẻ sinh trưởng mạnh và có sự biến đổi về đường kính gốc qua các năm rõ ràng hơn các cây già nhiều năm tuổi sau trồng.

Độ rộng tán, số cành cấp 1 của hồng không hạt Bắc Kạn

Về đặc điểm cành hồng, khi còn non có một lớp lông mầu nâu vàng nhỏ li ti, khi cành thuần thục, hoá gỗ lớp lông này không còn nữa. Thân cành có màu nâu

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 30

đen, lá có màu xanh bóng, khi còn non có màu xanh vàng, khi gần rụng chuyển sang màu vàng đỏ rất đặc trưng.

Kết quả theo dõi cho thấy, hồng Bắc Kạn có các đợt cành chính sau:

- Cành xuân: nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành lúc này có cả mầm hoa và mầm dinh dưỡng.

- Cành hè: nảy vào tháng 6, tháng 7. - Cành thu: nảy vào tháng 8, tháng 9.

Đối với những cây đã ra hoa kết quả trong đợt cành mùa xuân thường có 2 loại cành: cành sinh trưởng, cành mang hoa.

+ Cành sinh trưởng: là những cành không mang hoa, quả, chỉ mang lá làm nhiệm vụ tăng khối lượng cành, cây và tích luỹ dinh dưỡng nuôi quả.

+ Cành mang hoa lưỡng tính: là những cành mang quả, phần lớn phát sinh ở phần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa ra quả hoặc từ chồi nách thứ 2 - 3 của cành mẹ.

Độ rộng tán, số cành cấp 1 cũng là các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với đặc điểm của giống cây trồng nói chung và cây hồng nói riêng.

Độ rộng tán không giống nhau, dao động từ 3,0-7,5m tùy thuộc vào tuổi cây và các điều kiện sinh trưởng của cây.

Thời kỳ ra lộc và rụng lá của hồng không hạt Bắc Kạn:

Lá xuất hiện vào mùa xuân, sau khoảng một tháng thì phát triển đầy đủ, lúc này màu lá chuyển dần từ xanh lục sang mầu lục đậm, cây sung sức bước vào thời kỳ hoạt động mạnh. Dạng lá hình thuôn dài, gân lá nổi rõ, giữa gân không có lông. Lông tập trung ở hai bên thịt lá, lông có màu vàng, mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có nhiều lông (kết qủa quan sát nhóm nghiêm cứu thấy lá của giống hồng này ở các cấp tuổi trung bình là: 260 - 370 lông/1cm2) lá rụng kết thúc vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 dương lịch.

Thời gian ra lộc và kết thúc ra lộc ở cây hồng là tương đối giống nhau theo nhóm tuổi, ngày rụng lá chủ yếu tập trung vào tháng 11 và đầu tháng 12 dương lịch.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 31

Đặc điểm ra hoa và đậu quả:

Đặc điểm hoa: Khoảng 30-40 ngày sau khi ra lộc thì hoa bắt đầu nhú, thông thường hoa ở nách lá thứ 3-8 tính từ chân cành quả đến ngọn. Vì lộc nảy vào tháng 2, hoa xuất hiện sau ra lộc khoảng 01 tháng, tức là vào cuối tháng 3, thời kỳ ra hoa kéo dài 20-25 ngày. Có 2 loại hoa:

- Hoa đực: nhị cái thoái hoá, hoa đực có kích thước bằng 1/3 hoa cái, mọc thành chùm ở nách lá.

- Hoa lưỡng tính: tồn tại cả nhị lẫn nhụy, có thể tự thụ phấn cùng hoa.

Hoa đực và hoa cái có thể phát sinh trên cùng một cây, nhưng tỷ lệ không ổn định. Nếu cây còn khoẻ, dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái thường phát sinh nhiều hơn, ngược lại khi cây già, dinh dưỡng kém hoa đực sẽ ra nhiều hơn, đây là loại hoa phổ biến nhất với giống hồng Bắc Kạn.

Đặc điểm quả: Khoảng năm thứ 3 - 5 sau trồng, hồng bắt đầu bói và thời gian ra quả rất dài. Tỷ lệ đậu quả của hồng tương đối cao vì: hoa ra đều, ít bị phụ thuộc vào thời gian rét dài hay ngắn, hoa to, dễ được thụ phấn nhờ côn trùng, hoa nở tương đối muộn, lúc thời tiết đã ấm áp (vào tháng 3) nên dễ đậu quả.

Kết quả theo dõi cho thấy: có 2 đợt rụng quả sinh lý: lần 1 vào tháng 4 khi quả vừa đậu to bằng đầu ngón tay, lần 2 rụng vào tháng 6, lần này tuy nhẹ hơn tháng 4 nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn. Quả hồng còn rụng rải rác cho đến trước thu hoạch do các nguyên nhân sâu bệnh, gió bão, do đậu quả quá nhiều, quả ra muộn, thiếu dinh dưỡng.

Quả hình thon, tròn đều từ núm quả xuống dưới đáy quả, đáy quả có gai, khi chín thịt quả cứng, vỏ có mầu vàng đỏ, bóng, thuộc giống hồng ngâm, chất lượng quả tốt. Sau khi ngâm quả hồng ăn dòn, ngọt, thơm nên rất được thị trường ưa chuộng.

Đặc điểm năng suất quả

Qua kết quả theo dõi cho thấy: Sản lượng quả giữa các cây có sự biến động từ 30-80kg quả/cây, hầu hết các cây đều có năng suất cao và ổn định. Mặt khác, sản lượng quả phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chăm sóc và dinh dưỡng hàng năm.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 32

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 39 - 42)