Về nông hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 71 - 73)

- Caroten là sắc tố của quả, hàm lượng caroten cao màu quả đậm và ngược lại, hàm lượng thấp quả có màu nhạt Với giá trị trung bình là 318,07 mg/100g thịt

3.7.2.Về nông hóa

Cây hồng nói chung và hồng không hạt Bắc Kạn nói riêng là loại cây trồng có tính thích ứng rộng với nhiều loại đất.

Hồng không hạt Bắc Kạn phân bố ở độ cao dưới 800m so với mặt nước biển. Ở độ cao này, nhóm đất chính của vùng trồng hồng là nhóm đất Feralit và sinh trưởng phù hợp nhất trên loại đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất. Đây là loại đất được phong hóa từ đá mẹ có cấu tạo kém bền vững, phiến đá mềm dễ phân hủy, vì vậy tầng đất dày. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, thoát nước tốt.

Các yếu tố trong đất của vùng trồng hồng có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng đặc thù của Hồng không hạt Bắc Kạn bao gồm:

- Độ chua của đất (pH): Độ chua pH là một trong các chỉ tiêu quan trọng về trạng thái hóa lý của đất, xác định độ phì nhiêu của đất. Độ chua pH của đất được thể hiện ở 3 trạng thái khác nhau:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 62

+ Chỉ số pHH2O (Độ chua hiện tại) + Chỉ số pHKCL(Độ chua trao đổi)

+ Độ chua thuỷ phân: Chỉ nồng độ ion H+ có tiềm tàng trong keo đất, thường gọi là độ chua tiềm tàng.

Vùng trồng hồng có pHKCL là 5,21% - thích hợp cho cây hồng không hạt Bắc Kạn phát triển.

- Hàm lượng trung bình các chất đa lượng: + Đạm (NO3) dễ tiêu: 5,02 mg/100g; + Lân (P2O5) dễ tiêu: 20,26 mg/100g; + Kali (K20) dễ tiêu: 8,14 mg/100g

Hàm lượng các chất đa lượng này phù hợp với cây hồng không hạt Bắc Kạn. - Các chất vi lượng Bo, Mo và Zn: là ba trong các yếu tố vi lượng có trong đất đóng góp quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây hồng không hạt Bắc Kạn.

+ Hàm lượng Bo của khu vực địa lý đạt giá trị trung bình 0,260 ppm dao động từ 0,057 đến 0,697 ppm.

+ Hàm lượng Mo của khu vực địa lý đạt giá trị trung bình 0,150 ppm, dao động từ 0,096 đến 0,210 ppm.

+ Hàm lượng Zn của khu vực địa lý đạt giá trị trung bình 0,190 ppm, dao động từ 0,146 đến 0,215 ppm.

Đặc thù về hàm lượng các chỉ tiêu trong tầng đất mặt (0 -30cm) - là nơi rễ hồng tập trung ở vùng chỉ dẫn địa lý được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.13: Hàm lượng các chỉ tiêu trong đất trồng hồng không hạt Chỉ tiêu Thấp nhất (Min) Cao nhất (Max) Trung bình

pHKCl 3,36 7,37 5,21 NO3 dễ tiêu (mg/100g) 0,33 13,72 5,02 P2O5 dễ tiêu (mg/100g) 0,56 96,13 20,26 K20 dễ tiêu (mg/100g) 0,89 30,37 8,14 Bo (ppm) 0,057 0,697 0,260 Mo (ppm) 0,096 0,210 0,150 Zn (ppm) 0,146 0,215 0,190

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 63

Từ bảng trên có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Nhìn chung đất trồng hồng ít chua (trung bình = 5,21), Phốtpho dễ tiêu nằm ở mức giầu; Kali dễ tiêu, Nitơ dễ tiêu trong vùng nghiên cứu nằm ở mức trung bình. Hàm lượng kẽm rất thấp không gây độc, không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng Bo, Mo ở mức trung bình có độ giao động hẹp, và thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Tóm lại, đất trồng hồng tại tỉnh Bắc Kạn có hàm lượng các chất dễ tiêu ở mức trung bình, kim loại nặng gây độc ít và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây ở mức trung bình. Đất phù hợp trồng cho nhiều loại cây khác nhau. Đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây hồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 71 - 73)