Hình 3.4: Bản đồ nhiệt độ tháng lạnh nhất trong năm của Bắc Kạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 77 - 80)

- Caroten là sắc tố của quả, hàm lượng caroten cao màu quả đậm và ngược lại, hàm lượng thấp quả có màu nhạt Với giá trị trung bình là 318,07 mg/100g thịt

Hình 3.4: Bản đồ nhiệt độ tháng lạnh nhất trong năm của Bắc Kạn

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 68

2, đạt cực đại vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9.

Đặc điểm khí hậu này là phù hợp cho cây hồng sinh trưởng và phát triển. Những yếu tố độc đáo của khí hậu như độ ẩm không khí vùng trồng hồng cao, biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm chênh lệch lớn đã tạo điều kiện cho hồng không hạt Bắc Kạn tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tổng hòa đặc điểm phù hợp và những yếu tố độc đáo của khí hậu đối với cây hồng không hạt Bắc Kạn đã góp phần tạo nên chất lượng đặc thù cho sản phẩm.

3.7.5. Về văn hóa và thực hành của người dân Yếu tố văn hóa Yếu tố văn hóa

Tại Bắc Kạn và một số địa phương lân cận vùng đông bắc, Hồng không hạt Bắc Kạn gắn liền với tết Trung thu truyền thống (rằm tháng 8 âm lịch hàng năm). Theo người dân trong vùng, hồng không hạt Bắc Kạn là sản phảm quý dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè vào dịp tết trung thu bày mâm ngũ quả. Chính nét văn hóa này đã làm cho giá trị của hồng được lưu truyền qua hàng trăm năm đến ngày nay.

Thực hành canh tác hồng không hạt Bắc Kạn

Nhân giống:

Hồng không hạt Bắc Kạn có thể tách rễ để nhân thành cây mới. Đây là phương pháp nhân giống truyền thống của nông dân địa phương đã có từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp và ảnh hưởng không nhỏ đến cây mẹ nếu quá trình khai thác rễ không hợp lý. Hiện nay, người dân đang áp dụng phương pháp nhân giống ghép cành.

Trồng mới và chăm sóc:

Người dân địa phương trồng hồng theo hướng hữu cơ, không dùng phân hoá học, chủ yếu sử dụng phân chuồng hoại mục.

- Mật độ và khoảng cách trồng hồng: Mật độ 400 cây/ha. Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng 5m x 5m.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 69

- Bón lót: 10-30kg phân chuồng chuồng hoại mục trộn đều với đất mặt và cho xuống hố để ủ.

- Tiêu chuẩn cây mang trồng: Cây đủ tiêu chuẩn có chiều cao từ 50-70cm và có 2-3 cấp cành.

- Cách trồng: Đào giữa hố đã chuẩn bị sẵn sao cho vừa gốc cây con, cây được đặt thẳng chính giữa hố sau đó lấp đất quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không đổ và tiến hành tưới nước.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Chủ yếu là các biện pháp cơ giới, thủ công bằng tay.

Thu hoạch hồng:

- Thu hoạch quả khi đủ độ chín để đảm bảo chất lượng quả tốt,

- Hồng Bắc Kạn khi quả chuyển sang màu vàng, đáy quả có ánh vàng là thu được. Nếu để quả chuyển màu đỏ, ăn sẽ nhũn, còn thu sớm khi quả xanh ăn sẽ nhạt.

- Ngắt từng quả, tránh làm nát quả

- Quả hái được phân loại (xanh và chín riêng) sau đó được đựng trong các bao bì: túi, thùng, tốt nhất là hộp xốp…

Bảo quản hồng:

Cách bảo quản hồng không hạt Bắc Kạn thông dụng là: để nơi mát mẻ, không để hồng thành đống to tránh nhiệt độ cao làm hỏng quả.

Khử chát và chế biến hồng:

Hồng không hạt Bắc Kạn khi xanh rất chát, không ăn được, ngay cả khi quả chín chuyển dần từ màu vàng sang đỏ. Nguyên nhân là do hàm lượng tanin (chất chát) trong quả cao nên nhất thiết phải qua xử lý mới sử dụng được. Tanin thường ở dạng hoà tan nên gây cảm giác chát, bằng cách nào đó làm cho tanin chuyển thành ngưng tụ, hoặc làm giảm lượng tanin hoà tan thì quả sẽ không chát nữa.

Tuy nhiên, hầu hết các chất tanin đều không chuyển hoá triệt để, do vậy không thể ăn ngay được sau khi thu hoạch, mà phải tiến hành khử chát cho quả. Khử chát bằng nước lã (phương pháp truyền thống).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 70

Qua điều tra đã phân loại việc thực hành canh tác của người dân theo các mức tốt – khá – trung bình và kém được thể hiện trên bản đồ thực hành trồng hồng không hạt ở các vùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 77 - 80)