Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 51 - 52)

Nguồn: các bản đồ trong luận văn do nhóm nghiên cứu của Trung tâm HTNN thực hiện

3.1.2.3. Khí hậu, thủy văn

Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của Bắc Kạn có sự phân hoá do độ cao của địa hình và hướng núi.

Nhiệt độ trung bình của Bắc Kạn là 20o – 22oC. Thời kì nóng nhất là các tháng VI, VII, VIII với nhiệt độ trung bình tháng 26o – 28oC. Thời kì lạnh nhất là các tháng XII, I. Nhiệt độ trung bình của thời kì này là 13o – 16oC. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1400 – 1600 giờ.

Lượng mưa trung bình năm ở mức 1400 – 1600mm và tập trung phần lớn vào mùa hạ, kéo dài từ tháng IV đến tháng V. Các tháng mưa nhiều nhất thường là VI – VII – VIII.

Khí hậu có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, sự phân hoá của khí hậu còn thể hiện rõ theo độ cao.

Nhìn chung, khí hậu của Bắc Kạn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Khí hậu đa dạng, phân hóa, có khả năng trồng được nhiều loại cây. Do có một mùa đông lạnh, địa hình cao nên có thể tạo ra một số nông phẩm cận nhiệt đới và ôn đới.

3.1.2.4. Đất đai

Đất là tài nguyên quý giá đối với nông nghiệp. Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đồi cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi chi việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Phần lớn diện tích của tỉnh là đất feralit, có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp.

Ở các khu vực núi cao, phổ biến là các nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau với độ cao từ 700 – 800 m trở lên. Đây là vùng núi cao nên việc bảo vệ về tái tạo vốn rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Ở các khu vực núi thấp, tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng trên các loại nham khác nhau, có giá trị đối với hoạt động nông, lâm nghiệp.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 42

Ở các khu vực còn lại, địa hình thấp bao gồm đất thung lũng giữa núi, các loại đất phù sa sông suối dọc thung lũng sông Cầu tập trung ở các huyện Bạch Thông, Chợ Mới. Nhóm đất này có điều kiện để phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cây lương thực.

Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác phục vụ sản xuất và đời sống hiện nay chiếm 62,3% lãnh thổ của tỉnh, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Diện tích chưa sử dụng còn khá lớn (37,7%).

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất Bắc Kạn

Các loại đất Diện tích (ha) % so với diện tích toàn tỉnh

Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất thổ cư Đất chưa sử dụng Cả tỉnh 23.686,70 264.128,43 9313,43 1651,71 180.773,18 479.554,00 4,9 55,1 1,9 0,4 37,7 100,0

(nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn)

Đất nông nghiệp có diện tích hạn chế do địa hình núi cao và chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (4,9%). Huyện có diện tích đất đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhiều nhất là huyện Ba Bể, tiếp theo là các huyện Ngân Sơn, Na Rì.

Đất lâm nghiệp chiếm tới 55,1% diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Diện tích lớn nhất tập trung ở huyện Ba Bể. Sau đó là các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Bạch Thông.

Diện tích đất chưa sử dụng nhìn chung tương đối lớn và phân bố nhiều ở các huyện Chợ Đồn, chiếm 62,9% diện tích tự nhiên của các huyện và 32,1% diện tích đất chưa sử dụng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn (Trang 51 - 52)