Một số điều tra cho thấy, những trẻ sinh đôi cùng trứng có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn những trẻ sinh đôi hai trứng [ 60]. Những phát hiện này cho thấy vấn đề di truyền là yếu tố nguy cơ có ảnh h−ởng đến bệnh laọ Có một số yếu tố di truyền đã đ−ợc xác định là có ảnh h−ởng đến bệnh laọ Sau đây là một số yếu tố đó.
1.2.1.1. Giới tính:
Trên bình diện toàn cầu: Nam giới mắc và tử vong lao nhiều hơn nữ giới [ 80],[ 77]. Theo tạp chí giới tính và sức khoẻ của TCYTTG cho biết, sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh lao theo giới chỉ khác nhau bắt đầu từ ngoài 10 tuổi và sau lứa tuổi này nam giới luôn mắc bệnh lao cao hơn nữ giới [ 49]. Một nghiên cứu ở miền Nam ấn Độ, theo dõi 280.000 đối t−ợng trong 15 năm, cho biết nguy cơ tiến triển mắc bệnh lao ở nam giới là 8,6%, trong khi nữ giới chỉ 3,1%, nguy cơ này theo tỷ lệ nam, nữ là 2,7:1,2 [ 60]. Tại Việt Nam theo số liệu của CTCLQG trong 20 năm liên tục từ 1996 đến 2005, nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, với tỷ lệ chênh lệch nam: nữ là 1,6:1 [ 3], [ 10]. Khả năng tiếp cận dịch vụ chữa lao của phụ nữ d−ờng nh− khó khăn hơn nam giới [ 64],[ 73].
1.2.1.2. Thể trạng:
Số liệu nghiên cứu trong lực l−ợng hải quân và từ thử nghiệm về vacxin BCG ở các Bang Georgia và Alabama Mỹ cho thấy những ng−ời có trọng l−ợng cơ thể thấp hơn mức bình th−ờng có tỷ lệ mắc lao mới cao hơn từ 2,2 đến 4 lần những ng−ời có trọng l−ợng cơ thể bình th−ờng [ 74]. Một nghiên cứu theo dõi dọc từ 8-19 năm, ở Na Uy, với quần thể 1,2 triệu ng−ời, từ 14 tuổi
trở lên cho thấy trọng l−ợng cơ thể càng tăng thì mắc bệnh lao sẽ giảm đi [ 54],[ 60].