Kiến thức về dấu hiệu triệu chứng lâm sàng và tuân thủ điều trịbệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị lao và hiểu biết của người bệnh lao có HIV về bệnh lao tại 14 quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 86 - 88)

- Lao ngoài phổi: Gồm các thể:

4.4.2 Kiến thức về dấu hiệu triệu chứng lâm sàng và tuân thủ điều trịbệnh

4.4.2.1 Kiến thức về triệu chứng bệnh lao

Khi hỏi BN về các triệu chứng hay gặp nhất bệnh lao phổi (bảng 3.25) chúng tôi thấy BN biết ho khạc đờm kéo dài và gầy sút cân là triệu chứng hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khá caọ Gầy sút cân có tới (56/58) ng−ời bệnh trả lời chiếm 96,6%, ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần có (52/58) chiếm 89,6% ng−ời bệnh biết triệu chứng này của bệnh laọ Sốt về chiều có (49/58) ng−ời bệnh trả lời chiếm 84,5%. Các triệu chứng nh− hạch ngoại biên có (46/58) ng−ời bệnh cho là bệnh lao có hạch chiếm tỷ lệ khá cao 79,3%.Ngoài ra các triệu chứng ho ra máu, đau tức ngực, mệt mỏi chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Nguyễn Ph−ơng Hoa (2004) [ 69] nghiên cứu ng−ời nghi lao đến khám bệnh có 65,7% biết triệu chứng của bệnh lao, trong 364 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) mới thì thấy có tới93,1% ng−ời bệnh biết triệu chứng của laọ

Theo V−ơng Thị Tuyên (2005) [ 44] nghiên cứu kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) của các nhóm dân tộc thấy 84,2% BN biết triệu chứng ho khạc đờm hay gặp trong bệnh laọ Bệnh nhân không biết triệu chứng bệnh lao chiếm tỷ lệ thấp hơn chỉ có 1,3%.

Đối t−ợng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân lao/HIV nên sự hiểu biết về triệu chứng bệnh lao của chúng tôi t−ơng đ−ơng với các nghiên cứu tr−ớc đâỵ Bệnh nhân là bệnh lao/HIV nên BN cho triệu chứng gầy sút cân chiếm tỷ lệ cao hơn chiếm tới 95,7% và ho khạc đờm kéo dài là hai triệu chứng phù hợp cả bệnh lao và bệnh HIV.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đạt tỷ lệ caọ So với các nghiên cứu gần đây có phần trội hơn so với nghiên cứu tr−ớc với lý do sau đây:

Bệnh nhân lao/HIV là những ng−ời th−ờng ít quan tâm đến sức khỏe, ít tiếp cân với dịch vụ y tế th−ờng dấu bệnh nh−ng hiện nay chúng tôi cho rằng BN th−ờng đ−ợc quan tâm của gia đình, xã hội đ−ợc t− vấn của cán bộ y tế khi đi khám và phát hiện bệnh nên ng−ời bệnh nắm đ−ợc các triệu chứng của bệnh laọ

Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân lao/HIV th−ờng không điển hình, lẫn lộn giữa triệu chứng lao và triệu chứng HIV nên sự hiểu biết các một số triệu chứng chiếm tỷ lệ caọ

4.4.2.2 Kiến thức về điều trị lao của bệnh nhân lao/HIV.

Nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26) cho thấy BN nhìn chung hiểu biết đ−ợc các thuốc chữa lao nh−: Streptomycin và Isoniazid chiếm tỷ lệ rất cao (57/58) chiếm tỷ lệ 98,3% và (54/58) chiếm 93,1%. Các thuốc khác nh− Rifampicin, Ethambutol, Pirazynamid, chiếm tỷ lệ thấp hơn nh− Rifampicin 60,3% Ethambutol 18,9% và Pirazynamid chiếm 20,7% .

Hiểu biết của BN lao/HIV về cách tuân thủ điều trị, nh− cách tiêm, uống thuốc đủ liều, đều đặn đúng giờ, thực hiện một lần duy nhất vào lúc đói chiếm tỷ lệ cao 72,4%. Có 9 tr−ờng hợp cho rằng tiêm, uống thuốc 1 lần khi no chiếm 15,5%.

Thời gian điều trị lao: (Bảng 3.28) cho thấy phần lớn BN trả lời thời gian điều trị lao là 8 tháng (50/58) chiếm 86,3%, có (2/58) trả lời thời gian điều trị lao là một năm và (5/58) BN cho rằng thời gian chữa lao là 5 tháng chiếm 10,8%. Đặc biệt có (1/58) trả lời thời gian điều trị lao là 2 tháng chiếm 1,7%.

Nơi điều trị bệnh lao (Bảng 3.29) có (52/58) BN cho rằng nơi điều trị bệnh lao là bệnh viện chuyên khoa lao chiếm tỷ lệ cao 87,0%. Các nơi nh− trạm y tế xã ph−ờng, phòng khám t− và bệnh viện Đa khoa chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Theo Ph−ơng Thị Ngọc (2001) [ 30] tìm hiểu kiến thức về bệnh lao ở ng−ời dân Hà Tây cũ thấy 66,7% BN trả lời đúng yếu tố quyết định để điều trị khỏi bệnh lao là tiêm, uống thuốc đủ liều, đều đặn.

V−ơng Thị Tuyên (2005) [ 44] cho thấy 86,8% BN trả lời phải dùng thuốc đúng liều l−ợng và đủ thời gian.

So sánh với các nghiên cứu gần đây, sự hiểu biết về điều trị bệnh lao của BN trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp t−ơng đ−ơng với các nghiên cứu trên. Nghiên cứu của chúng tôi đã đ−a ra thêm những thông tin nh−: Việc tuân thủ điều trị lao theo CTCLQG điều trị bệnh lao có kiểm soát trực tiếp ( DOTS)

và nơi điều trị laọ Nhìn chung BN trong nghiên cứu của chúng tôi đều nhận thức đúng đắn về tuân thủ điều trị lao nh− thời gian gian tiêm, uống thuốc đúng, đủ liều và thực hiện một lần duy nhất tiêm, uống vào lúc đóị Trong đợt điều trị lao đ−ợc kiểm soát đờm trực tiếp vào tháng thứ 2, tháng thứ 5 và tháng thứ 8 để đánh giá kết quả điều trị lao nh− (bảng 3.18) đã trình bày ở trên cho thấy: Bệnh nhân đ−ợc xét nghiệm đờm bằng ph−ơng pháp nhuộm và soi trực tiếp (nhuộm Ziehi – Neelsen) cho thấy trong 58 BN tiến cứu có 46 bệnh nhân có tổn th−ơng lao phổi đ−ợc xét nghiệm đờm trực tiếp 3 mẫu vào tháng thứ 2, tháng thứ 5 và tháng thứ 8 chiếm 79,3%, có (3/46) có mẫu đờm AFB(+) ở tháng thứ 2 chiếm tỷ lệ 6,5% và có (1/46) chiếm 2,2% bệnh nhân có xét nghiệm đờm AFB (+) vào tháng thứ 5 và tháng thứ 8 hoàn toàn phù hợp vói kết quả điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi có một bệnh nhân kết quả điều trị là thất bạị Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn có tr−ờng hợp bệnh nhân trả lời uống thuốc một lần vào lúc no và nhớ lúc nào thì uống. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm hơn nữa trong công tác truyền thông giáo dục cộng đồng đặc biệt các đối t−ợng bệnh nhân lao/HIV và ng−ời thân chăm sóc bệnh nhân lao/HIV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị lao và hiểu biết của người bệnh lao có HIV về bệnh lao tại 14 quận huyện thành phố Hà Nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)