Biến chứng

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả gây chuyển dạ bằng misoprostol trong thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 25 - 27)

1.5.3.1. Đối với mẹ

TQNS làm tăng tỷ lệ phải can thiệp sản khoa do thai to, suy thai hoặc gây CD thất bại. Theo thống kê tại BVPSTƯ năm 1997: tỷ lệ mổ lấy thai của TQNS là 56,79% [30], Phạm Thị Thanh Mai (2001) cũng đ−a ra tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm thai có hội chứng Clifford (HC Clifford) là 73,7% [23].

1.5.3.2. Đối với thai nhi * Thai to

Do thai vẫn tiếp tục phát triển trong TC do bánh rau còn hoạt động tốt, gọi là TQNS sinh lý [2]. Tuy nhiên CD có thể gặp trở ngại do thai to sẽ làm

tăng tỷ lệ đẻ phải can thiệp thủ thuật, phẫu thuật và các tổn th−ơng phần mềm cho mẹ, nó còn tăng tỷ lệ ngạt, chấn th−ơng cho thai. Theo Nguyễn Thị Bình tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa (2002 - 2003) thì tỷ lệ sơ sinh già tháng ngạt là 51,1%, viêm phổi là 19,3%, xuất huyết não - màng não là 4,5% [4].

* Thiểu ối

Nếu bánh rau bị thoái hóa dần sẽ làm giảm l−ợng oxy và các chất dinh d−ỡng đem đến cho thai nhi trong khi nhu cầu của thai ngày một tăng, hậu quả là suy thai mãn. L−ợng n−ớc ối giảm dần do thận thai nhi giảm bài tiết n−ớc tiểu dẫn đến cuống rốn bị chèn ép gây suy thai.

Theo Phan Tr−ờng Duyệt, n−ớc ối ít có nguy cơ suy thai gấp 13 lần so với thai có n−ớc ối bình th−ờng, nguy cơ bị già tháng gấp 28 lần. Vì vậy thăm dò CSNO có giá trị cao trong chẩn đoán và tiên l−ợng TQNS [12].

* Suy thai mn

Thai nằm lâu trong TC, bánh rau dần dần bị thoái hóa, dẫn đến các hiện t−ợng sau:

- Nuôi d−ỡng thai giảm, tiêu hao dần chất dự trữ nh− chất mỡ và glucogen trong gan, giảm sút cân và teo lớp mỡ d−ới da.

- Đào thải chất bã giảm, máu bị cô đặc do mất n−ớc, rối loạn điện giải, hồng cầu tăng, huyết sắc tố tăng.

- Trao đổi khí giảm do đó máu trẻ có độ bão hòa oxy kém.

Vì vậy trẻ sinh ra có biểu hiện của HC Clifford, tr−ờng hợp nặng có thể chết trong TC tr−ớc hoặc trong CD hoặc khi sinh ra bị ngạt với điểm số Apgar thấp, hệ thần kinh trung −ơng bị tổn th−ơng [2], [72].

Lisa và cộng sự đã báo cáo tỷ lệ thai chết trong TC và chết sau sinh ở thai 43 tuần tăng gấp 8 lần so với thai đủ tháng [57]. Ghazli đã nghiên cứu 480 tr−ờng hợp TQNS nhận thấy chỉ số Apgar d−ới 7 điểm ở phút thứ 5 là 4,8%, tỷ lệ mắc bệnh chu sinh là 8,8%, tỷ lệ chết chu sinh là 18,8% [76].

* Hít phải phân su

Trong TQNS tỷ lệ có phân su trong n−ớc ối khoảng 34%, nếu kết hợp với l−ợng n−ớc ối giảm thì độ đậm đặc của phân su trong n−ớc ối tăng lên. Vì vậy

thai dễ có nguy cơ hít phải n−ớc ối làm giảm hoạt tính của chất căng bề mặt (surfactant) ở phế nang gây rối loạn chức năng phổi [71].

Theo Phạm Thị Thanh Mai tại BVPSTƯ (2001), có 34,7% trẻ già tháng bị suy hô hấp phải thở oxy, nguyên nhân hàng đầu là do ngạt và suy thai [23].

* Hội chứng thai già tháng

Năm 1954 Clifford đã miêu tả hội chứng thai già tháng nh− sau: - Da sơ sinh mất lớp chất gây, lông tơ, da khô tựa nh− bằng giấy. - Lớp mỡ d−ới da giảm làm da mặt, da bụng, mông nhăn nheo. - Bong da hay chợt da, tóc dài, móng dài.

- X−ơng sọ và bộ x−ơng chắc, vẻ mặt ông cụ non, mắt mở to. - Da, móng tay, màng rau, bánh rau, cuống rốn nhuộm phân su.

Clifford đã chia Hội chứng thai già tháng thành các mức độ khác nhau tùy vào tình trạng thai nhi [39].

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả gây chuyển dạ bằng misoprostol trong thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)