Theo kết quả ở bảng 3.30, tỷ lệ gây tai biến của MSP là 5,96%. Trong đó chảy máu sau đẻ (rách phức tạp âm đạo và CTC) là 2,13%, thai ngạt là 1,7%. Một trong những tai biến nguy hiểm nhất là vỡ TC nh−ng trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp tr−ờng hợp nào.
Trong nghiên cứu này, khi gây CD chúng tôi gặp hội chứng quá kích thích là 5/235 tr−ờng hợp (2,13%). Hội chứng đ−ợc mô tả với 3 dấu hiệu:
+ Cơn co c−ờng tính: có 6 cơn co/10 phút và kéo dài ít nhất 20 phút. + tăng tr−ơng lực cơ bản của TC.
+ Có sự biến đổi bất th−ờng của nhịp tim thai: nhịp tim nhai nhanh, nhịp tim thai chậm muộn...
Khi gặp hội chứng quá kích thích thì điều trị cho sản phụ với phác đồ: nằm nghiêng trái, thở oxy qua sonde, tiêm ritodrin tĩnh mạch với liều 0,3 mg/phút. ở Việt Nam, do không có sẵn ritodrin hay terbutalin (là những thuốc c−ờng receptor β2 giao cảm, có tác dụng làm giãn cơ TC), có thể thay thế bằng salbutamol hoặc spasfon [7]. Kết quả điều trị của chúng tôi thành công với 3/5 tr−ờng hợp (60%), các tr−ờng hợp còn lại điều trị giảm co không kết quả phải chỉ định mổ lấy thai vì nguy cơ suy thai nặng.
- Sanche-Ramos [66]: cơn co c−ờng tính là 8,6%, chảy máu sau đẻ là 1,6%.
- Vengalil [70]: chảy máu sau đẻ là 0,8%, cơn co c−ờng tính là 14,1%.
- Shi-Yann Cheng [68]: cơn co c−ờng tính là 6,3%.
- Lê Hoài Ch−ơng [7]: cơn co c−ờng tính là 8,7%, chảy máu sau đẻ là 1,1%, rách CTC là 2,2%, nhiễm trùng ối là 1,1%.
- Lê Thị Quyên [31]: cơn co c−ờng tính là 5,2%.
So với các tác giả khác tỷ lệ tai biến của chúng tôi thấp hơn. Nh− vậy qua nghiên cứu này chúng tôi không gặp biến chứng hay tai biến nặng nh− vỡ TC, tức là với liều l−ợng và ph−ơng pháp dùng thuốc nh− trong nghiên cứu có thể đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi gây CD, vừa góp phần giảm bớt tỷ lệ mổ lấy thai.