Trong quá trình gây CD chúng tôi có dùng một số thuốc phối hợp nh−
papaverin, atropin, spasfon, nospa, hyoscin đều là những thuốc làm giảm co, giãn cơ TC, mục đích để hiệp đồng làm chín muồi CTC và điều chỉnh CCTC.
Trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ gây CD thành công với việc có sử dụng các thuốc giãn cơ TC phối hợp nh− spasfon hoặc hyoscin sau đặt MSP 1 - 2 giờ. Bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ thành công ở nhóm dùng phối hợp thuốc là 84,5%. Tỷ lệ thành công ở nhóm không dùng thuốc là 50,7%. Sự khác biệt về tỷ lệ thành công nếu có hoặc không dùng thuốc phối hợp là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Hoài Ch−ơng tỷ lệ thành công giữa nhóm có dùng thuốc là 94,11%, không dùng thuốc là 82,06% [7]. Qua kết quả trên chúng tôi có cơ sở để nói rằng việc phối hợp với sử dụng thuốc làm mềm CTC đã làm tăng tỷ lệ gây CD thành công. Vì sau thời điểm đặt thuốc 1 - 2 giờ nồng độ thuốc đạt hiệu quả cao nhất trong huyết t−ơng và phát huy tác dụng, lúc đó chúng ta có thể phối hợp dùng thuốc làm giãn cơ TC để hiệp đồng tác dụng làm chín muồi CTC. Sau khi CTC đã đ−ợc làm chín muồi thì các liều MSP tiếp theo sẽ tiếp tục phát huy tác dụng gây cơn co là chủ yếu để phát động cuộc CD.
Ngoài ra tác dụng hiệp đồng của các thuốc giãn cơ còn thấy rõ trong việc dự phòng sự quá nhạy cảm của cơ TC đối với MSP (cơn co c−ờng tính, tăng tr−ơng lực cơ bản cơ TC, suy thai) [32].