Tình trạng thai nhi

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả gây chuyển dạ bằng misoprostol trong thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 77 - 78)

Theo kết quả ở bảng 3.26 thì tỷ lệ nhịp tim thai bình th−ờng là 81,7%, nhịp tim thai bất th−ờng là 18,3%. Trong đó 07/235 tr−ờng hợp nhịp tim thai chậm chiếm tỷ lệ 2,99%, 06/235 tr−ờng hợp nhịp tim thai nhanh chiếm tỷ lệ 2,55%, 14/235 tr−ờng hợp DIP I chiếm tỷ lệ 5,95%, 11/235 tr−ờng hợp DIP II chiếm tỷ lệ 4,86%, 5/235 tr−ờng hợp DIP biến đổi chiếm tỷ lệ 2,13%.

Ngạt sơ sinh là hậu quả tất yếu của sự suy thai mãn trong TC do bánh rau bị thoái hóa, do thể tích n−ớc ối giảm dẫn đến dây rốn bị chèn ép. Tuổi thai càng lớn thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ bị ngạt càng cao.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 43 tr−ờng hợp n−ớc ối xanh thì có 5 tr−ờng hợp n−ớc ối xanh đặc phân su, 18 tr−ờng hợp suy thai chỉ định đẻ focceps, 27 tr−ờng hợp suy thai hồi sức không kết quả phải mổ lấy thai.

Tất cả các tr−ờng hợp suy thai phải mổ lấy thai hoặc đẻ can thiệp có 04/235 trẻ sơ sinh đẻ ra Apgar phút thứ nhất ≤ 7 điểm, tỷ lệ ngạt sơ sinh là 1,7%, trong đó thai > 41 tuần là 1,0%, thai 42 tuần là 1,6%, thai 43 tuần tăng lên 12,5%. Nguy cơ bị ngạt sơ sinh ở thai 42 tuần cao gấp 1,72 lần và ở thai 43 tuần gấp 13,13 lần so với sơ sinh có tuổi thai > 41 tuần (bảng 3.27). Có 02/235 trẻ sơ sinh đẻ ra Apgar phút thứ 5 ≤ 7 điểm, tỷ lệ ngạt sơ sinh là 0,85%, trong đó thai 42 tuần là 0,8%, thai 43 tuần tăng lên 12,5%. Nguy cơ ngạt sơ sinh ở thai 43 tuần cao gấp 15,25 lần so với trẻ sơ sinh có tuổi thai 42 tuần (bảng 3.28). Tất cả các tr−ờng hợp này đều phải hồi sức sơ sinh tích cực.

So sánh bất th−ờng nhịp tim thai và chỉ số Apgar với các tác giả khác:

Bảng 4.5. So sánh bất thờng nhịp tim thai và chỉ số Apgar với các tác giả khác

Tác giả Nhịp tim thai bất th−ờng Apgar >7 (phút thứ 1) Apgar >7 (phút thứ 5 ) Sancher - Ramos [66] 8,6 % 94,3 % 98,4 % Wing [74] 12,5 % 96,1 % 98,1 % Meydanli [58] 15,6 % 93,3% 96,7 % Lại Thị Nguyệt Hằng [15] 3,2 % 100 % 100 %

Lê Hoài Ch−ơng [7] 20 % 94,29 % 98,56 % Lê Thị Quyên [31] 14,3 % 100 % 100 % Nguyễn Trung Kiên 18,3 % 98,3 % 99,15 %

Trong các nghiên cứu trên, tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar phút thứ nhất ≤ 7 điểm xuất hiện từ 1,9% đến 5,7%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chỉ số Apgar phút thứ nhất ≤ 7 điểm là 1,7%, thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả tr−ớc đó. Điều này có thể lý giải đ−ợc do nguyên nhân khống chế từ tiêu chuẩn chọn mẫu, sự theo dõi chặt chẽ, xử trí kịp thời trong quá trình gây CD.

Một phần của tài liệu nhận xét hiệu quả gây chuyển dạ bằng misoprostol trong thai quá ngày sinh tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)