Theo kết quả ở bảng 3.25, trong 59/235 tr−ờng hợp phải mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 25,1%, có 17/59 tr−ờng hợp mổ vì CTC không tiến triển chiếm tỷ lệ
28,81%, có 27/59 tr−ờng hợp phải chỉ định mổ vì suy thai chiếm tỷ lệ 45,77%, có 13/59 tr−ờng hợp chỉ định mổ vì đầu không lọt chiếm tỷ lệ 20,03%, có 02/59 tr−ờng hợp chỉ định mổ vì cơn co c−ờng tính chiếm tỷ lệ 3,39%.
Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đa số các tr−ờng hợp thành công đều xuất hiện CD sau liều thứ nhất và liều thứ 2, ít có tr−ờng hợp phải dùng tới liều thứ 3. Có thể đối với những sản phụ có đáp ứng tốt với MSP thì hiệu quả gây CD đ−ợc thể hiện ngay sau một liều MSP đầu tiên, còn những tr−ờng hợp đáp ứng kém hoặc không đáp ứng thì cho dù sử dụng tới 3 liều vẫn không hiệu quả. Điều đó cũng lý giải vì sao chỉ định mổ vì CTC không tiến triển chiếm tỷ lệ 28,81% trong các nguyên nhân mổ lấy thai và chiếm 7,23% trong tổng số đối t−ợng nghiên cứu.
Chỉ định mổ vì suy thai chiếm tỷ lệ 45,77% trong các nguyên nhân mổ lấy thai và chiếm 11,49% trong tổng số đối t−ợng nghiên cứu. Có lẽ trong những tr−ờng hợp TQNS thì chức năng của bánh rau giảm, hiện t−ợng tắc mạch trong gai rau tăng, làm giảm diện tích trao đổi chất dinh d−ỡng của gai rau làm thai thiếu oxy, kèm theo số l−ợng n−ớc ối đã giảm đi đáng kể nên khi có CD thì tỷ lệ suy thai trong TC sẽ cao hơn.
Tỷ lệ mổ lấy thai với một số tác giả khác: Sancher - Ramos [66] tỷ lệ mổ lấy thai là 21,2%, Wing [74] là 22,1%, Ashalatha Shetty [37] là 22,8%, Meydanli [58] là 21,6%, Schroder [67] là 17,1%, Witold [75] là 33,3%, Lê Hoài Ch−ơng [7] là 27,78% và Lê Thị Quyên [31] là 21,1%.
So với các tác giả khác thì tỷ lệ mổ lấy thai của chúng tôi chênh lệch không đáng kể. So với tỷ lệ mổ lấy thai tại BVPSTƯ năm 2006 là 39,5% thì tỷ lệ mổ của chúng tôi thấp hơn nhiều. Tất nhiên đây chỉ là lý do TQNS đ−a đến, một số yếu tố trong các chỉ định mổ là t−ơng tự (bảng 3.25) đã nêu. Từ đó cho thấy gây CD bằng MSP thành công góp phần giảm tỷ lệ mổ lấy thai.