Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17, tỷ lệ phối hợp với truyền oxytocin của chúng tôi là 52,3%. Tỷ lệ thành công khi truyền oxytocin phối hợp là 84,6%, nhóm không truyền oxytocin phối hợp là 64,3%.
Nh− vậy tỷ lệ thành công khi gây CD bằng MSP phối hợp với truyền oxytocin thì tỷ lệ thành công cao hơn. Sự khác biệt về tỷ lệ thành công giữa nhóm có truyền và nhóm không truyền oxytocin phối hợp là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ định truyền oxytocin phối hợp cho những tr−ờng hợp sau khi đã làm chín muồi CTC và gây CD bằng MSP thành công (CTC mở ≥ 3 cm, Bishop > 8 điểm) nh−ng CCTC yếu và không phù hợp với độ xóa mở CTC. Trong những tr−ờng hợp này chúng tôi không sử dụng tiếp MSP nữa mà truyền oxytocin vì ở giai đoạn này oxytocin dễ điều chỉnh cơn co phù hợp với sinh lý tự nhiên hơn.
Tỷ lệ phối hợp với truyền oxytocin của các tác giả khác: Wing [74] là 39,6%, El-Sherbiny [47] là 26,8%, Ashalatha Shetty [37] là 39%, Dede [43] là 24,5%, Lại Thị Nguyệt Hằng [15] là 31,6%, Lê Thị Quyên [31] là 32,9%. Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, tỷ lệ phải phối hợp với truyền oxytocin chiếm từ 24,5% đến 39,6%, tỷ lệ của chúng tôi là 52,3%. Kết quả này có sự chênh lệch so với các nghiên cứu khác, sự khác nhau này có thể do liều l−ợng thuốc, đ−ờng dùng và khoảng cách giữa các liều của các nghiên cứu khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, một lần nữa khẳng định vai trò của MSP ngoài tác dụng làm chín muồi CTC, còn gây CCTC phù hợp cho một cuộc CD vì gần 50% số sản phụ chỉ đặt thuốc đã gây đ−ợc cơn co tốt, không phải truyền thêm oxytocin. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho cuộc CD vì tạo cho các sản phụ tâm lý thoải mái hơn khi phải nằm truyền oxytocin, sản phụ có thể đi lại, ăn uống, vệ sinh, gặp gỡ ng−ời thân gần giống nh− một cuộc CD tự nhiên. Điều này cũng góp phần giảm tỷ lệ xin mổ lấy thai vì lý do lo lắng căng thẳng và phải nằm lâu để truyền thuốc.