Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Lâm Bình là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, được thành lập năm 2011 theo Nghi quyết số 07/NQ-CP ngày 28/1/2011 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của 02 huyện Chiêm Hóa và Na Hang.

Diện tích tự nhiên 78.495,51 ha với khoảng 30.000 nhân khẩu; 08 đơn vị : Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

*Vị trí, địa hình

Là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý từ 21029'' đến 22042'' vĩ độ Bắc; từ 104053'' đến 1050 kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp huyện Bắ nh Hà Giang.

Địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông còn thiếu và yếu là nguyên nhân chính khó có thể phát triển công nghiệp xây dựng với quy mô lớn. Chi phí đầu tư cao hơn so với những vùng có lợi thế hơn về cơ sở hạ tầng. Huyện có đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 188 và tỉnh lộ 185 chạy qua và tiếp giáp với công trình Thủy điện Tuyên Quang, là công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị đối với huyện Lâm Bình và toàn tỉnh Tuyên Quang.

* Khí hậu, thủy văn

Huyện Lâm Bình nằm trên nền chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt:

mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24oC, là nhiệt độ phù hợp cho việc canh tác phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên vào mùa đồng thường xuất hiện những đợt rét đạm, kéo dài đòi hỏi cần có những biện pháp đảm bảo cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm, tránh thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của bà con.

*Tài nguyên thiên nhiên

-Tài nguyên đất khá đa dạng về nhóm, loại và được phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâu năm. Trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 5%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 85% .

- Tài nguyên nước: Diện tích sông suối, hồ lớn thì tài nguyên nước mặt khá phong phú được cung cấp bởi sông Gâm và đặc biệt là một phần của hồ thủy điện Tuyên Quang thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

- Khoáng sản: gồm các loại khoáng sản như Angtimon,Vàng có trữ lượng nhỏ, phân tán; Khoáng sản phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như Đá vôi có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu phục vụ xây dựng trên địa bản.Tại một số khu vực thuộc các xã Lăng Can, Xuân Lập tập trung một số bãi cát sỏi với trữ lượng không nhiều, chất lượng chưa đảm bảo phục vụ xây dựng các công trình có yêu cầu cao về kỹ thuật.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)