Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây

dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước

1.1.5.1. Những nhân tố chủ quan

- Tổ chức, bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN qua KBNN được tổ chức khoa học, tinh gọn và hiện đại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ cho hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN.

- Quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc được thực hiện một cách khoa học, quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận được quy định rõ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn dầu tư XDCB qua KBNN.

Tính đơn giản trong thủ tụ , tính phù hợ

ả ệu quả hơn

- Chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ công chức KBNN trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn: Yếu tố con người luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn và nhân cách tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán, cũng như trợ giúp, cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng NSNN nói chung, cũng như vốn đầu tư nói riêng. Nếu năng lực chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nước. Do đó việc tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ luôn là mối quan tâm thường xuyên.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB: Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ nhất là trong

hoàn cảnh hiện nay, khi khối lượng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn và nhiều thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác và thống nhất. Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tất yếu.

1.1.5.2. Những nhân tố khách quan

- Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB có tính khả thi, ổn định sẽ một mặt đảm bảo cho hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN diễn ra chặt chẽ, đúng quy trình, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đồng thời tránh được thay đổi nhiều, tạo thuận lợi cho các đơn vị có liên quan triển khai tổ chức thực hiện được tốt.

- Pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức: Hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là một căn cứ quan trọng việc xây dựng, phân bổ kế hoạch và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy , hệ thống pháp luật, chế độ, tiêu chuẩn định mức đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính bao quát được tất cả các nội dung phát sinh, tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, các chủ đầu tư sẽ giúp cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN được thuận lợi, chính xác, phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình thực tế ở địa phương và các chủ đầu tư tham gia vào hoạt động này.

- Năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị tham gia vào hoạt động đầu tư XDCB(Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư XDCB): Đây cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Nếu năng lực và ý thức chấp hành của đơn vị không tốt sẽ dẫn tới những thiếu sót thậm chí là sai phạm trong chi đầu tư XDCB.

- Trình độ phát triển Kinh tế -xã hội của địa phương cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội có tác động đến nguồn thu NSNN trên địa bàn. Kinh tế xã hội phát triển thì nguồn thu NSNN lớn và ổn định, giúp cho địa phương có điều kiện và chủ động hơn trong việc sử dụng các khoản ngân sách cho

đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, các công trình an sinh xã hội... nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Số lượng dự án, công trình tăng, quy mô vốn đầu tư tăng, nguồn vốn đầu tư đa dạng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, đòi hỏi phải có một cơ chế, chính sách, chế độ quản lý chặt chẽ và phù hợp để quản lý quỹ NSNN có hiệu quả.

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB

1.2.1. Kinh nghiệm ở một số đơn vị KBNN tỉnh, huyện về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Kho bạc Nhà nước Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi tiếp giáp với Tuyên Quang. Đối với công tác kiểm soát chi đầu tư, KBNN Hà Giang luôn chú trọng công tác sử dụng và đào tạo cán bộ sao cho hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ; Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Yếu tố con người được KBNN Thái nguyên quan tâm và đưa lên hàng đầu. Bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức làm nhiệm vụ Kiểm soát thanh toán vốn, hàng năm KBNN Thái nguyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ. Qua đó kịp thời nắm bắt, đánh giá trình độ, năng lực của cán bộ để có kế hoạch đào tạo; động viên, khuyến khíchvà tạo điều kiện cho cán bộ công chức nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc(Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, KBNN Thái Nguyên trẻ hóa đội ngũ nghiên cứu khoa học, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia số 144, tháng 6/2014,Trang 41).

- KBNN Chiêm Hóa (đơn vị KBNN cấp huyện thuộc KBNN Tuyên Quang).

Xác định việc cập nhật văn bản một cách kịp thời trong công tác kiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi đầu tư nói riêng là hết sức quan trọng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị đã có sáng kiến " Tổ chức sắp xếp công việc khoa học hợp lý, thực hiện cải cách hành chính, truy cập trang thông tin điện tử của ngành, download tiếp nhận kịp thời các văn bản chế độ, vận dụng các văn bản mẫu biểu có sẵn để tổng hợp xây dựng báo cáo của đơn vị" với mục đích xây dựng bộ

lưu trữ hệ thống các văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trên mạng nội bộ của đơn vị, giúp cho cán bộ thuận tiện trong việc tra cứu và cặp nhật thông tin phục vụ yêu cầu công viêc. Sáng kiến này đã được Hội đồng sáng kiến KBNN Tuyên Quang công nhận và được một số đơn vị KBNN huyện trong tỉnh áp dụng (Quyết định số 559/QĐ-KBTQ ngày 28/12/2010 của Giám đốc KBNN Tuyên Quang).

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với KBNN Lâm Bình

Qua kinh nghiệm về kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN Hà Giang, KBNN Thái Nguyên và KBNN Chiêm hóa có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với KBNN Lâm Bình như sau:

- Một là : Bố trí sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.

- Hai là: Quan tâm việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, đây là việc làm thường xuyên được duy trì thông qua các buổi họp giao ban định kỳ tuần tháng với việc phổ biến các văn bản mới của Nhà nước và của ngành hướng dẫn về quản lý đầu tư XDCB, cơ chế kiểm soát thanh toán vốn; tổ chức cho cán bộ công chức trao đổi thảo luận, giải đáp để thống nhất trong cách làm, cách giải quyết công việc từ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành công việc. Mặt khác, đơn vị bố trí cán bộ theo học các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ do KBNN cấp trên tổ chức. Qua đó, giúp cho cán bộ nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong thực thi nhiệm vụ.

- Ba là: Áp dụng kinh nghiệm của KBNN Chiêm Hóa vào quản lý lưu trữ hệ thống văn bản trên máy tính. Bằng việc sưu tầm các văn bản đã được Nhà nước ban hành ( trước khi KBNN Lâm Bình ra đời) hiện còn hiệu lực, cặp nhật kịp thời các văn bản mới. Văn bản được phân loại và sắp xếp theo từng Bộ Ngành, lĩnh vực giúp cho người sử dụng dễ tra cứu và tìm kiếm thông tin, phục vụ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu, đề tài phải trả lời những câu hỏi sau:

a. Đặc điểm, nội dung cơ bản, chức năng và vai trò của Kiểm soát chi NSNN, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN? Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN?

b. Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Lâm Bình trong thời gian từ 2011 đến 2013 như thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân? Những nhân tố ảnh hưởng nào ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Lâm Bình trong thời gian tới?

c. Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Lâm Bình ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp:

+ Kết quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Lâm Bình các năm từ 2011 đến 2013.

+ Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước. Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, công tác điều hành ngân sách nói chung và quản lý điều hành vốn đâu tư XDCB tại địa phương.

+ Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, các báo cáo của các địa phương, của ngành tài chính, website của các Bộ, Ngành khác liên quan.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Thống kê mô tả

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phƣơng pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần, phần trăm - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước giữa các năm, giữa các tháng trong một năm.

b. Phƣơng pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê về tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn, ình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm, tình hình giải ngân vốn qua các năm và từng tháng trong năm ngân sách để mô tả sự biến động cũng như xu hướng đầu tư và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn qua các năm.

2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB

Đề tài sử dụng hệ tiêu chí đánh giá gồm:

* Tiêu chí 1:Đánh giá tình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua từng năm ( giai đoạn 2011-2013).

* Tiêu chí 2: Đánh giá tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua các tháng trong từng năm; đánh giá kết quả từ chối thanh toán so với số đề nghị của A-B.

* Tiêu chí 3: So sánh tình hình kiểm soát thanh toán vốn (giải ngân vốn) đầu tư XDCB mức độ kiểm soát thanh toán vốn qua các năm giai đoạn 2011-2013;

Sử dụng các công thức tính toán: Gi(KH) - Gi-1(KH) X = --- * 100% (1) Gi-1(KH) gi và công thức: x = --- * 100% (2) g - Chú thích:

+ X: là mức gia tăng kế hoạch vốn đầu tư được bố trí trong năm thứ i. + Gi (KH) : Kế hoạch vốn đầu tư được bố trí năm thứ i

+ Gi-1( KH) : Kế hoạch vốn đầu tư được bố trí năm thứ (i-1). + g : Giá trị mốc dùng để so sánh

+ gi : Giá trị thực hiện

+ x : tỷ lệ % đạt được giữa số thực hiện và số so sánh. - Ghi chú:

+ Công thức (1) dùng để đánh giá tiêu chí 1; + Công thức (2) dùng để đánh giá các tiêu chi 2,3

* Tiêu chí 4: Đánh giá việc tuân thủ quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của cán bộ kiểm soát chi:

+ Viêc tuân thủ về thời gian thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả

+ Công tác quản lý và lưu giữ hồ sơ thanh toán của các công trình ( Hồ sơ công trình).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN LÂM BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2013

3.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Lâm Bình là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, được thành lập năm 2011 theo Nghi quyết số 07/NQ-CP ngày 28/1/2011 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của 02 huyện Chiêm Hóa và Na Hang.

Diện tích tự nhiên 78.495,51 ha với khoảng 30.000 nhân khẩu; 08 đơn vị : Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

*Vị trí, địa hình

Là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý từ 21029'' đến 22042'' vĩ độ Bắc; từ 104053'' đến 1050 kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp huyện Bắ nh Hà Giang.

Địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông còn thiếu và yếu là nguyên nhân chính khó có thể phát triển công nghiệp xây dựng với quy mô lớn. Chi phí đầu tư cao hơn so với những vùng có lợi thế hơn về cơ sở hạ tầng. Huyện có đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 188 và tỉnh lộ 185 chạy qua và tiếp giáp với công trình Thủy điện Tuyên Quang, là công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị đối với huyện Lâm Bình và toàn tỉnh Tuyên Quang.

* Khí hậu, thủy văn

Huyện Lâm Bình nằm trên nền chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt:

mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)