Đối với KBNN cấp trên( KBNN Tuyên Quang)

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 98 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với KBNN cấp trên( KBNN Tuyên Quang)

- Thường xuyên phối hợp với các ngành thực hiện tốt việc thanh toán vốn đầu tư: Xây dựng mối quan hệ với các nhành Tài chính, Xây Dựng, Kế hoạch tạo

90

thành một khối đồng bộ từ việc bố trí kế hoạch, thông báo kế hoạch vốn đến việc, nắm bắt tiến độ thi công, quyết toán vốn công trình hoàn thành

- Phối hợp với chủ đầu tư đề ra các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân như: hướng dẫn cho chủ đầu tư trình tự thủ tục XDCB trong phạm vi quyền hạn của mình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh của dự án, kịp thời nắm bắt tiến độ công trình để giúp chủ đầu tư có ý kiến với các ngành Tài chính, kế hoạch trong việc bố trí kế hoạch vốn năm cho dự án.

- Duy trì mối quan hệ với KBNN huyện trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ nhằm kịp thời uốn nắn chấn chỉnh những sai xót trong nghiệp vụ, đồng thời phát hiện những bất cập về ché độ chính sách để có kiến nghị sửa đổi đảm bảo việc chi đầu tư XDCB luôn đúng mục đích, yêu cầu và đạt được mục tiêu về phgats triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

4.3.4.Giải pháp về cơ chế chính sách có liên quan

Để công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại KBNN Lâm Bình ngày một hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn, công tác điều hành của KBNN Lâm Bình, hơn hết cần có sự quan tâm giúp đỡ, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành trong việc ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo về công tác kiểm soát thanh toán vốn. Cụ thể như sau:

* Đối với Bộ, Ngành Trung ương

Trên cơ sở luật xây dựng và các Nghị định của Chính phủ cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn quy trình quản lý đầu tư và xây dựng, hướng dẫn việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dưng, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dưng rõ ràng, cụ thể và phù hợp, không chồng chéo, không có những mâu thuẫn trong nội dung giưa các văn bản với nhau. Hệ thống văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành đó là Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, KBNN TW như Luât xây dựng, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và các Bộ ngành điều chỉnh về lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng... Các văn bản này là nguồn thông tin, là công cụ quản lý vừa là căn cứ giúp cho các cơ quan và cán bộ thừa hành giải quyết công việc. Hệ thống văn bản này có ý nghĩa vô cùng quan

91

trọng vì nếu một văn bản quản lý nhà nước của một cấp, ngành sai phạm có thể gây hậu quả khôn lường. Vì vậy hệ thống văn bản cần có tính khoa học, rõ ràng, có tính ổn định cao, phù hợp với quy luật và thực tế điều kiện khách quan, tránh tình trạng văn bản bị lạc hậu, lỗi thời, chồng chéo...

* Đối với KBNN:

- Nghiên cứu sửa đổi quy trình nhằm hạn chế kẽ hở trong khâu kiểm soát thanh toán vốn.

- Cần có những nghiên cứu sửa đổi để hoàn chỉnh chương trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên máy tính cho phù hợp với những thay đổi mới của công tác kiểm soát thanh toán vốn do nhà nước ban hành.

- Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)