Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 73 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3.Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Hạn chế

Với nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước nói chung và nhiệm vụ Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nói riêng, trong những năm qua KBNN Lâm Bình đã hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển Kinh tế - xã hội của huyện Lâm Bình. Tuy nhiên, trong công tác kiểm soát thanh toán vốn không khỏi không có những tồn tại, hạn chế đó là:

65

- Hạn chế trong việc giao nhận, kiểm tra và lưu giữ hồ sơ công trình: Hồ sơ tài liệu của một số công trình- thường là các hồ sơ giao nhận vào cuối năm- còn chưa đầy đủ (ví dụ: Hợp đồng kinh tế chỉ có chữ ký của các bên tham gia nhưng chưa có dấu; Người tham gia ký hợp đồng không phải là đại diện pháp nhân của đơn vị, tổ chức nhưng chưa có giấy ủy quyền; còn thiếu hoặc ghi nhầm các thông tin trên bảng xác định giá trị công việc hoàn thành theo phụ lục mẫu 03a, Thông tư 86/2012/TT-BTC...), phải sang đầu năm sau mới hoàn thiện hồ sơ tài liệu. Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến đôi khi không đầy đủ, không đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, việc giao nhận phải thực hiện làm nhiều lần (ngay cả với những tài liệu ban đầu được quy định chỉ gửi 1 lần) gây ra hiện tượng hồ sơ công trình bị thừa, thiếu, lẫn tài liệu, khó khăn cho công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ công trình.

- Hạn chế về thời gian và chất lượng của việc kiểm soát hồ sơ thanh toán: Do việc thanh toán bị dồn ép vào cuối năm, mặc dù trong quy trình kiểm soát cho phép thực hiện việc chấp nhân trước, kiểm soát sau đối với 1 số trường hợp, nhưng lượng hồ sơ chứng từ do chủ đầu tư gửi đến là rất lớn, cán bộ thanh toán phải làm việc với nhiều chủ đầu tư cùng một lúc nên việc kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ cũng như việc hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc thanh toán bị hạn chế. Do vậy việc kiểm soát thanh toán không khỏi có những sai sót, đôi khi không đảm bảo về mặt thời gian theo quy định.

- Hạn chế trong việc kiểm soát chứng từ thanh toán: Chứng từ thanh toán vốn đầu tư XDCB có 2 loại:

+ Chứng từ nghiêp vụ: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư XDCB oàn thành được áp dụng cho cả các lần tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành (Biểu mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 86/2011/TT-BTC).

+ Chứng từ kế toán: Giấy đề nghị cam kết chi (mẫu C2-12),Giấy rút vốn mẫu C2-02, giấy đề nghị thanh toán tam ứng vốn đầu tư Mẫu C3-05 được ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTC.

Kết cấu các chứng từ này gồm 2 phần, phần do khách hàng lập và phần do KBNN ghi sau khi kiểm soát, khách hàng cần điền một số thông tin chi tiết liên quan đến dự án như tên dự án, chủ đầu tư, tài khoản ....Tuy nhiên các mẫu biểu này

66

chưa được hướng dẫn một cách rõ ràng, cụ thể. Mặt khác công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỷ và chính xác, vì vậy chứng từ do đơn vị cũng như trong quá trình kiểm soát thường hay sảy ra sai sót, dẫn đến việc phải viết đi viết lại nhiều lần, gây mất thời gian.

- Hạn chế trong việc ứng dụng các chương trình kiểm soát thanh toán vốn trên máy tính. Hiện nay KBNN Lâm Bình đang sử dụng một số phần mềm phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát thanh toán vốn như chương trình ĐTKB Lan, chương trình TABMIS. Các chương trình này phần nào đem lại hiệu quả. Tuy nhiên cán bộ kiểm soát chi mới chỉ tiếp cận được phần nào các ứng dụng của chương trình, chủ yếu là phục vụ cho việc nhập hồ sơ và chứng từ thanh toán. Một số công việc khác đều được theo dõi thủ công bên ngoài theo từng hồ sơ, phát huy được hết hiệu quả của các chương trình.

- Sự phối hợp giữa các tổ nghiệp vụ trong công tác kiểm soát thanh toán vốn; hạn chế trong công tác phối hợp giữa cơ quan KBNN với các chủ đầu tư, các cơ quan Tài chính, kế hoạch để tham mưu đề xuất với cấp ủy chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư XDCB.

- Công tác báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng, năm cơ bản đã đạt yêu cầu, song đôi khi vẫn để xảy ra tình trạng chậm chễ hoặc sai lệch số liệu ít nhiều, gây ảnh hưởng đến hệ thống báo cáo chung của toàn tỉnh, ảnh hưởng đến việc điều hành ngân sách của cấp thẩm quyền.

3.3.3.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ và kinh nghiệm quản lý, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp nhận và nắm bắt thông tin, phương pháp truyền đạt giữa cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn với chủ đầu tư, tính linh hoạt trong giải quyết công việc của cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đôi khi còn hạn chế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán.

- Hạn chế trong công tác tham mưu đề xuất: Lãnh đạo KBNN huyện cũng như cán bộ kiểm soát chi chưa kịp thời nắm bắt được tiến độ triển khai thực hiện của các dự án do vậy chưa đưa ra những ý kiến tham đề xuất với cấp thẩm quyền về

67

những giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiệ góp phần cho công tác giải ngân vốn đầu tư dẫn đến việc tốc độ giải ngân vốn đầu tư không đều (đầu năm thanh toán ít, cuối năm thanh toán với khối lượng lớn), thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc vào những tháng cuối năm .

- Một số cán bộ thanh toán vốn đầu tư XDCB còn có những hạn chế trong việc nghiên cứu học tập nghiệp vụ, chưa mạnh dạn hoặc chưa đủ khả năng đưa ra những đề xuất giải quyết những vướng mắc phát sinh. Giải quyết công việc còn mang nặng tính thụ động phụ thuộc vào cách giải quyết của cấp trên, chưa duy trì thông tin 2 chiều với chủ đầu tư, hạn chế trong việc nắm bắt tiến độ triển khai dự án nên không thể đôn đốc chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu gửi và đề nghị KBNN thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.

- Hệ thống trang thiết bị thông tin phục vụ cho công việc: Hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan đã được quan tâm đầu tư, nối mạng trên toàn hệ thống. Tuy nhiên do một số yếu tố khách quan về hạ tầng truyền thông cũng như những hạn chế của các chương trình ứng dụng ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc ứng dụng tin học trong kiểm soát thanh toán vốn.

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống văn bản quản lý đầu tư XDCB thay đổi sung quá nhiều: Hệ thống văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành như Luật Xây dựng, Luật đấu thầu, Luật NSNN, trong giai đoạn 2011-2013, Việc Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB bị điểu chỉnh bởi các Thông tư hướng dẫn về Kiểm soát số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007; số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007; số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009; số 209/2009/TT-BTC ngày 5/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN (Có hiệu lực từ 17/6/2011 thay thế các thông tư trước đó); Thông tư 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 quy định

68

về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn TPCP giai đoạn 2012-2015....

Có thể thấy, trong các năm từ 2011 đến 2013 hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có những thay đổi. Theo đó, hệ thống văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành cũng phải sửa đổi các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN (Quyết định số 686/QD-KBNN ngày18/8/2009; quyết định số 282/QD- KBNN ngày 20/4/2012 thay thế quyết định 686/QD-KBNN) làm cho chủ đầu tư, các đơn vị làm nhiệm vụ thanh toán vốn cũng lúng túng trong thực hiện. Do sự thay đổi liên tục và diễn ra quá nhanh của hệ thống văn bản hướng dẫn gây lúng túng cho các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư và các nhà thầu trong việc hoàn chỉnh các loại tài liệu cũng như công tác triển khai các bước theo đúng trình tự XDCB. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân hàng năm.

- Công tác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án (báo cáo kinh tế kỹ thuật) còn chậm (các số liệu tổng hợp trên cho thấy công tác này chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm) gây hiện tượng ùn tắc, không đủ thời gian cho các đơn vị thi công công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, kéo theo việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán công trình cũng bị chậm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thanh toán vốn cho các công trình chỉ đạt tỷ lệ thấp. Mặt khác do tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt dự án, công trình chậm nên ảnh hưởng đến việc triển khai thi công, nghiệm thu thanh toán, quyết toán khối lượng XDCB hoàn thành, việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư với mức vốn điều chỉnh lớn là không thể tránh khỏi- một số công trình đã được bố trí đủ vốn trong năm kế hoạch nhưng do việc lập, thẩm tra và phê duyệt quyết toán chậm, không dứt điểm được trong năm,thậm chí có những công trình đến cuối năm kế hoạch vẫn chưa thi công xong, vì vậy không đủ khối lượng hoàn thành để thanh toán so với kế hoạch vốn đã được bố trí, phải điều chỉnh kế hoạch để cấp cho những công trình khác.

- Có sự bất cập giữa việc bố trí kế hoạch với quy mô của các dự án: Việc lập, giao kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm còn chậm và chưa có tính khả thi, chưa phù

69

hợp với quy định tại điểm 4, điểm mục I khoản A phần II thông tư số 86/2011/TT- BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN về điều kiện để được ghi kế hoạch vốn cho dự án (công trình) thì để được ghi kế hoạch các dự án chuẩn bị thực hiện dự án phải có quyết đinh đầu tư từ thời gian trước tháng 10 của năm trước kế hoạch và dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư, các dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước tháng 10 của năm trước kế hoạch và phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt của cấp có thẩm quyền. Trong thực tế có nhiều công trình chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện bất kỳ phần việc nào theo quy định tại trình tự đầu tư XDCB nhưng vẫn được bố trí kế hoạch vốn, sau khi cấp thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư, chủ đầu tư mới triển khai các bước khảo sát, lập hồ sơ thiết kế, trình duyệt dẫn đến hiện tượng có những công trình kế hoạch được giao lớn hơn dự toán duyệt, ngược lại có những công trình kế hoạch được giao lại nhỏ hơn dự toán duyệt, thậm chí có những dự án được ghi kế hoạch nhưng lại không đủ điều kiện để triển khai, đến cuối năm lại phải rà soát điều chỉnh kế hoạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thanh toán vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác khảo sát lập dự án (Báo cáo kinh tế kỹ thuật) chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều dự án trong quá trình thi công điều chỉnh bổ sung dẫn đến việc phát sinh khối lượng ngoài hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt, đòi hỏi chủ đầu tư phải làm thủ tục phê duyệt gây kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

-Việc phê duyệt Dự án (báo cáo KT-KT), dự toán, phê duỵêt quyết toán các công trình hoàn thành còn chậm. Các dự án (công trình) thường đươc cấp thẩm quyền phê duỵêt TKKT-TDT muộn, có những công trình được ghi kế hoạch từ đầu năm nhưng mãi đến tháng 12 mới được phê duyêt tổng dự toán nên nên việc triển khai thi công muộn, khối lượng hoàn thành trong năm là ít dẫn tới hiện tượng thừa vốn so với kế hoạch giao.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng của nhiều dự án rất chậm ảnh hưởng đến việc triển khai thi công công công trình làm giảm tiến độ thanh toán...

70

- Hạn chế trong sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình. Các cơ quan chức năng của tỉnh chưa làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn cho các chủ đầu tư (chủ yếu là các chủ đầu tư kiêm nhiệm) trong việc thực hiện trình tự đầu tư và xây dựng, dẫn đến việc chậm thi công công trình, gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn.

- Hạn chế trong công tác quản lý đầu tư XDCB của chủ đầu tư: Chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong thực tế tại địa bàn huyện Lâm Bình, đa số các Ban quản lý công trình là ban kiêm nhiệm, kinh nghiêm và trình độ trong lĩnh vực này ít nhiều bị hạn chế, thường lúng túng trong giải quyết công việc, đôi khi còn lệ thuộc hoặc “ỷ lại” vào các nhà thầu.

- Việc KBNN ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn kèm theo quyết định số 282/QD-KBNN ngày 20/4/2012 của KBNN với hình thức thanh toán trước chấp nhận sau tuy có một số ưu điểm đó là hạn chế sự chậm chễ trong khâu kiểm soát thanh toán vốn, tạo điều kiện cho đơn vị sớm có vốn để thi công công trình, nhưng rất dễ nảy sinh hiện tượng các đơn vị khai khống khối lượng để rút vốn, trường hợp phát hiện ra cũng rất khó thu hồi.

Trên đây là một số hạn chế, bất cập và những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN Lâm Bình. Để công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN Lâm Bình ngày một nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế trên.

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Lâm Bình giai đoạn 2011-2013 và thời gian tới

Tại điểm 1.5.5.1 chương 1, tác giả đã trình bày về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước. Là một đơn vị trực thuộc ngành tài chính thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Bình, hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

71

XDCB trên địa bàn của KBNN Lâm Bình cũng bị ảnh hưởng tác động bởi những nhân tố kể trên.

Căn cứ vào quá trình thực thi nhiệm vụ của đơn vị cùng điều kiện thực tế tại địa phương, tác giả xin đi sâu phân tích một số nhân tố ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại đơn vị bao gồm:

- Nhóm nhân tố khách quan gồm: Hệ thống văn bản về chế độ chính sách của

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 73 - 105)