Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 40 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phƣơng pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần, phần trăm - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước giữa các năm, giữa các tháng trong một năm.

b. Phƣơng pháp mô tả thống kê

Dựa trên các số liệu thống kê về tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn, ình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm, tình hình giải ngân vốn qua các năm và từng tháng trong năm ngân sách để mô tả sự biến động cũng như xu hướng đầu tư và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn qua các năm.

2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB

Đề tài sử dụng hệ tiêu chí đánh giá gồm:

* Tiêu chí 1:Đánh giá tình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua từng năm ( giai đoạn 2011-2013).

* Tiêu chí 2: Đánh giá tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua các tháng trong từng năm; đánh giá kết quả từ chối thanh toán so với số đề nghị của A-B.

* Tiêu chí 3: So sánh tình hình kiểm soát thanh toán vốn (giải ngân vốn) đầu tư XDCB mức độ kiểm soát thanh toán vốn qua các năm giai đoạn 2011-2013;

Sử dụng các công thức tính toán: Gi(KH) - Gi-1(KH) X = --- * 100% (1) Gi-1(KH) gi và công thức: x = --- * 100% (2) g - Chú thích:

+ X: là mức gia tăng kế hoạch vốn đầu tư được bố trí trong năm thứ i. + Gi (KH) : Kế hoạch vốn đầu tư được bố trí năm thứ i

+ Gi-1( KH) : Kế hoạch vốn đầu tư được bố trí năm thứ (i-1). + g : Giá trị mốc dùng để so sánh

+ gi : Giá trị thực hiện

+ x : tỷ lệ % đạt được giữa số thực hiện và số so sánh. - Ghi chú:

+ Công thức (1) dùng để đánh giá tiêu chí 1; + Công thức (2) dùng để đánh giá các tiêu chi 2,3

* Tiêu chí 4: Đánh giá việc tuân thủ quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của cán bộ kiểm soát chi:

+ Viêc tuân thủ về thời gian thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả

+ Công tác quản lý và lưu giữ hồ sơ thanh toán của các công trình ( Hồ sơ công trình).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN LÂM BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2013

3.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Lâm Bình là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, được thành lập năm 2011 theo Nghi quyết số 07/NQ-CP ngày 28/1/2011 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của 02 huyện Chiêm Hóa và Na Hang.

Diện tích tự nhiên 78.495,51 ha với khoảng 30.000 nhân khẩu; 08 đơn vị : Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

*Vị trí, địa hình

Là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý từ 21029'' đến 22042'' vĩ độ Bắc; từ 104053'' đến 1050 kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp huyện Bắ nh Hà Giang.

Địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông còn thiếu và yếu là nguyên nhân chính khó có thể phát triển công nghiệp xây dựng với quy mô lớn. Chi phí đầu tư cao hơn so với những vùng có lợi thế hơn về cơ sở hạ tầng. Huyện có đường Quốc lộ 279, tỉnh lộ 188 và tỉnh lộ 185 chạy qua và tiếp giáp với công trình Thủy điện Tuyên Quang, là công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị đối với huyện Lâm Bình và toàn tỉnh Tuyên Quang.

* Khí hậu, thủy văn

Huyện Lâm Bình nằm trên nền chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt:

mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24oC, là nhiệt độ phù hợp cho việc canh tác phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên vào mùa đồng thường xuất hiện những đợt rét đạm, kéo dài đòi hỏi cần có những biện pháp đảm bảo cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm, tránh thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của bà con.

*Tài nguyên thiên nhiên

-Tài nguyên đất khá đa dạng về nhóm, loại và được phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâu năm. Trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 5%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 85% .

- Tài nguyên nước: Diện tích sông suối, hồ lớn thì tài nguyên nước mặt khá phong phú được cung cấp bởi sông Gâm và đặc biệt là một phần của hồ thủy điện Tuyên Quang thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

- Khoáng sản: gồm các loại khoáng sản như Angtimon,Vàng có trữ lượng nhỏ, phân tán; Khoáng sản phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như Đá vôi có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu phục vụ xây dựng trên địa bản.Tại một số khu vực thuộc các xã Lăng Can, Xuân Lập tập trung một số bãi cát sỏi với trữ lượng không nhiều, chất lượng chưa đảm bảo phục vụ xây dựng các công trình có yêu cầu cao về kỹ thuật.

3.1.2. Điều kiện xã hội và nguồn nhân lực

- Dân tộc và văn hóa: Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Tày (trên 50%), Dao ( 20%), Kinh( 8%), Mông ( 5%) và một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều lựa chọn địa bàn cư trú khác nhau phù hợp với phong tục tập quán riêng.

Dân số và nguồn nhân lực

Dân số trên địa bàn vào khoảng 30.000 người sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (huyện chưa có thị trấn, thị tứ; không có dân số thành thị). Lực lượng lao động chiếm khoảng 60 %, độ tuổi lao động trẻ, tuy nhiên trình độ lao động còn thấp, chủ yếu phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản..

Số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp không nhiều, chủ yếu là lao động thời vụ và phổ thông. không có lao động chất lượng cao. Trên địa bàn

huyện không có những công trình trọng điểm, các cơ sở sản xuất quy mô lớn làm bàn đạp cho phát triển công nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ.

* Hệ thống kết cấu hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn huyện có 5,2 km đường quốc lộ (QL 279), 96,7 km đường tỉnh lộ (ĐT 185, ĐT188) và 36 km đường huyện, 12 km đường đô thị và 139,2 km đường thôn, bản. Chất lượng đường không cao, nhiều quãng đường có độ dốc lớn và đang trong quá trình tu sửa, việc đi lại còn nhiều khó khăn đặc biệt cho những xe có tải trọng lớn chuyên trở hàng hóa, vật liệu phục vụ cho sản xuất.

Mạng lưới đường bộ đang được Nhà nước đầu tư và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới.

- Đường thôn, bản và hệ thống cầu đường bộ trên địa bàn huyện đều xuống cấp và xấu, xe tải lớn không đi qua được. Đại đa số các cầu đều chưa đủ tiêu chuẩn của đường đất cấp 3 miền núi cả về tải trọng lẫn khổ rộng của cầu.

- Đường huyện: có 36 km đường huyện cấp V miền núi nhưng còn yếu kém cả về chất lượng và số lượng không đảm bảo lưu thông trong mùa lũ, làm ảnh hưởng lớn đến lưu thông hàng hóa.

- Tỉnh lộ: Huyện có 2 trục đường chính là ĐT 185 và ĐT 188, đều là đường cấp IV miền núi, chiều rộng nền 7,5m và chiều rộng mặt là 5,5m và đã được nhựa hóa phần lớn.

Đường tỉnh lộ ĐT 188 nối từ thị trấn Vĩnh Lộc qua các xã Xuân Quang - Phúc Sơn - Minh Quang - Thổ Bình - Bình An - Lăng Can - Xuân Lập.

Đường tỉnh lộ ĐT 185 nối từ thị trấn Na Hang - xã Năng Khả - Thượng Lâm - Khuôn Hà - Lăng Can - Phúc Yên và dự kiến sẽ quy hoạch chuyển lên Quốc lộ 2C đối với tỉnh lộ ĐT 185 từ thị trấn Na Hang đến đoạn suối Nậm Luông 2 (xã Lăng Can) đi theo đường ĐT 188 một đoạn rồi tiếp tục đi xã Phúc Yên, đấu nối với Quốc lộ 2 (cách TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang 124 km) tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa các xã trong huyện và mở hướng thông thương với tỉnh bạn. Có 4 trục giao thông chính từ trung tâm thị trấn huyên lỵ Lâm Bình đi và về theo 4 hướng là: Lăng Can - Na Hang, Lăng Can - Chiêm Hóa, Lăng Can - Phúc Yên, Lăng Can - Xuân Lập đã đảm bảo sự kết nối giữa trung tâm huyện lỵ với các xã trong huyện và 2 huyện Na Hang, Chiêm Hóa.

- Quốc lộ: Toàn huyện chỉ có khoảng 15 km đương Quốc (quốc lộ 279) chạy qua (xã Hồng Quang). Do chưa có hệ thống quốc lộ nối tất cả các xã, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Đó là nguyên nhân chưa tạo được cơ sở để phát triển KT-XH của huyện.

* Hệ thống điện , nước.

Hiện nay điện được cung cấp thông qua lưới điện quốc gia và một số trạm thủy điện nhỏ trong thôn, bản. 90% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia. Điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt còn thiếu, không ổn định và cần được bổ sung thêm.

Cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất là vấn đề khá nan giải. Tỷ lệ được dùng nước hợp vệ sinh còn thấp. Nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào nhưng việc tổ chức xây dựng cơ sở cung cấp nước chưa làm được. Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp qua hệ thống sông, hồ và tự do thấm, chưa có hệ thống và xử lý.

3.1.3. Hiện trạng phát triển KT- XH huyện Lâm Bình

Về tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn trong những năm qua: Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HDDND và UBND tỉnh, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, sau hơn 3 năm thành lập, Bộ mặt huyện Lâm Bình dần dần được thay đổi. Giá trị sản xuất theo chiều hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ trọng giữa các ngành thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng công nghiêp dịch vụ. Cụ thể:

Giá trị sản xuất Nông nghiệp: Đầu năm 2011 đạt 259 tỷ đồng, năm 2013 đạt 353,9 tỷ đồng; năm 2014 ước đạt 381 tỷ đồng. Hiện từng buốc hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Giá trị sản xuất Công nghiệp và Xây dựng: Đầu năm 2011 đạt 10,4 tỷ đồng; năm 2013 đạt 48 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2014 đạt 86,3 tỷ đồng; kế hoạch 2015 đạt 124,7 tỷ đồng.

Thương mại - dịch vụ: Đầu năm 2011 đạt 83 tỷ đồng; năm 2013 đạt 45,7 tỷ đồng; ước thực hiện năm 2014 đạt 48,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp so với các huyện, thành phố và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (khoảng 7%); tỷ trọng giá trị

sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 5,38 % so với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn.

Về tình hình thu chi NSNN trên địa bàn: Theo báo cáo quyết toán thu chi ngân sách huyện Lâm Bình, tổng thu NSNN trên địa bàn trong các năm từ 2011 đến 2013 là: 15.513 triệu đồng, trong khi chi ngân sách trong 3 năm bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB là 581.171 triệu đồng. Phần chênh lệch cân đối thu chi được trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

* Về tình hình đầu tư và quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn huyện: Do là huyện mới được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của 08 xã thuộc 2 huyện Na Hang và Chiêm hóa, hầu hết các xã đều năm trong diện đặc biệt khó khăn hoặc có thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn hưởng chính sách từ chương trình 135 của Chính phủ. Huyện Lâm Bình được xếp vào 1 trong 23 huyện có trong danh mục tại quyết định 293/QD-TTg ngày 5/2/2013 của Thủ tướng chính phủ được áp dụng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Hiện tại và những năm sắp tới, huyện Lâm Bình sẽ nhận được sự đầu tư lớn, từ nhiều nguồn khác nhau.

Công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn huyện chủ yếu do UBND huyện làm chủ đầu tư các công trình XDCB. Chủ đầu tư thành lập ra các ban quản lý công trình XDCB giúp chủ đầu tư, đồng thời là đại diện, thay mặt chủ đầu tư giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Các Ban quản lý được thành lập và hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm. Hiện nay có khoảng 30 Ban quản lý đang hoạt động. Ngoài ra, tại UBND các xã cũng tồn tại các Ban quản lý, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, thành viên chính của Ban quản lý là đội ngũ cán bộ công chức, được giao nhiệm vụ thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhìn chung, sau hơn 3 năm thành lập, được quan tâm của Đảng và Nhà nước, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của tỉnh được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Mặc dù vậy Lâm Bình vẫn là một huyện chậm phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân các

dân tộc cũng còn nhiều khó khăn, đòi hỏi trong thời gian tới huyện cần có những định hướng mang tính chiến lược tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Tại đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện Lâm Bình giai đoạn 2013 - 2015 định hướng phát triển đến 2020, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện Lâm Bình giai đoạn 2013-2015 là 13 % với các giải pháp tập trung chủ yêu vào việc đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu tạ tầng khu Trung tâm hành chính huyện, hệ thống giao thông, tập trung đầu tư xây dụng hệ thống nhà văn hóa, trạm y tế thôn bản... Có thể thấy, để đạt được mục tiêu trên cần một lượng vốn đầu tư XDCB là rất lớn, tư nhiều kênh huy động, nhiều nguồn vốn từ các chương trình khác nhau, đòi hỏi công tác kiểm soát thanh toán vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng hạn chế thất thoát và lãng phí trong đầu tư XDCB.

3.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Lâm Bình giai đoạn 2011-2013

3.2.1. Giới thiệu về KBNN Lâm Bình, quá trình hình thành và phát triển

Kho bạc Nhà nước Lâm Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/3/2011 với chức năng nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 40 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)