Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những nhân tố chủ quan

3.4.2.1. Chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ công chức KBNN trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn

Là đơn vị mới được thành lập từ tháng 3/2011, ngoài 04 thành viên chính là lãnh đạo cơ quan và các tổ trực thuộc, hầu hết cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ đều vừa mới tốt nghiệp đại học được tuyển dụng vào công tác. Bộ phận kiểm soát thanh toán vốn có 02 cán bộ trong đó có 1 cán bộ trẻ có kiến thức, lòng nhiệt tình, khả năng ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động công tác, mặt khác còn hạn chế trong nghiên cứu tiếp thu hệ thống văn bản pháp quy nói chung và các văn bản của Nhà nước trong quản lý đầu tư XDCB, vì vậy ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn.

76

3.4.2.2 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và thực tế trong quá trình áp dụng

Quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn là công cụ để cán bộ kiểm soát chi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hiện tại việc kiểm soát thanh toán vốn tại KBNN Lâm Bình đang được áp dụng quy trình ban hành theo quyết định số 282/QD-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc KBNN. Về cơ bản quy trình này đạt được các yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoa học, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận.

Tuy nhiên, quy trình vẫn còn một số điểm ảnh hưởng việc kiểm soát thanh toán vốn như: Quy trình quy định là kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, nhưng chưa quy định thế nào là tài liệu hợp pháp, hợp lệ như hình thức tài liệu, cấp nào ký từng loại tài liệu, hợp đồng nếu là uỷ quyền thì có cần văn bản uỷ quyền hay không; hoặc bảng tính giá chi tiết của hợp đồng thì chủ đầu tư và đơn vị thi công có phải lập lại không hay chỉ cần gửi dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu vì dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu là một phần của hợp đồng. Dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu là bản sao thì chủ đầu tư và đơn vị thi công có cần phải ký xác nhận lại vào bản sao đó không; hoặc dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu chưa khớp đúng với kết quả trúng thầu thì KBNN có được nhận báo cáo đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu trong đó có phần hiệu chỉnh sai lệch không, hoặc đối với những gói thầu nhỏ áp dụng chỉ thầu rút gọn, hợp đồng tự thực hiện có nhất thiết phải lập và ký hợp đồng đơn giá tổng hợp hay có thể sử dụng luôn trên dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt... .

Từ việc quy định không cụ thể đã dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất trong cơ quan KBNN, gây ảnh hưởng đến quán trình kiểm soát thanh toán vốn.

77

3.4.2.3. Việc ứng dụng các phần mềm tin học trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và công tác tổng hợp báo cáo là xu thế tất yếu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác và thống nhất. Hiện tại, ngành KBNN nói chung đang sử dụng một số phần mềm phục vụ cho hoạt động kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là phần mềm "Quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ĐTKB- Lan" và chương trình "Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc’ (viết tắt là TABMIS)", chương trình Tổng hợp báo cáo THBC-DTKB-Lan.

Phần mềm "Quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ĐTKB- Lan" được triển khai tại KBNN từ năm 2005 với mục đích giúp cho việc kiểm soát thanh toán vốn được chính xác, chặt chẽ và được theo dõi chi tiết đến từng công trình, từng mã nguồn vốn, lĩnh vực. Tuy nhiên, chương trình ĐTKB-Lan không đáp ứng được việc cung cấp thông tin về số liệu tổng hợp tình hình thanh toán vốn yêu cầu của ngành KBNN và chính quyền phục vụ công tác điều hành NSNN.

Chương trình Tổng hợp báo cáo, mà thực chất là việc khắc phục hạn chế của chương trình ĐTKB-Lan, đáp ứng yêu cầu về công tác tổng hợp số liệu báo cáo tình hình giải ngân vốn trong năm ngân sách theo hệ thống mẫu biểu được quy định tại Thông tư 99/2013/TT-BTC và báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm theo quy định tại Thông tư 210/2011/TT-BTC. Số liệu báo cáo được kết xuất theo từng kỳ (có 27 kỳ báo cáo trong 1 năm ngân sách). Tuy nhiên chương trình này còn một số hạn chế:

- Số liệu báo cáo chỉ đáp ứng phục vụ yêu cầu trong nắm bắt và điều hành ngân sách của Bộ Tài chính mà chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ điều hành ngân sách của địa phương. Chưa khai thác và tận dụng triệt để được các dữ liệu nhập vào chương trình.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ kiểm soát chi phải đồng thời vừa nhập dữ liệu vào 2 chương trình nhưng mặt khác vẫn phải thực hiện việ tổng hợp báo cáo trên phần mềm Microsoft Excel vì vậy tốn rất nhiều thời gian.

79

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN LÂM BÌNH THỜI GIAN TỚI

4.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế tại tỉnh Tuyên Quang và huyện Lâm Bình, những yêu cầu đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Lâm Bình giai đoạn đến năm 2020

4.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 năm 2020

* Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình của cả nước.

- Mục tiêu cụ thể

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm giai đoạn đến năm 2010 đạt trên 14%; giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 14,5%; giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 14,8%.

+ Đến năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 46%; các ngành dịch vụ chiếm 36%, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 18%.

+ Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì độ che phủ rừng trên 60%.

- Đến năm 2020, có 100% dân số đô thị và trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

- 100% các đô thị trong tỉnh có hệ thống thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, nước thải và chất thải y tế, chất thải độc hại

80

* Một số lĩnh vực cần quan tâm đầu tư trong giai đoạn 2010-2010.

- Lĩnh vực giao thông: Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt:

+ Nâng cấp, xây dựng mới đường đô thị, đường huyện phù hợp với quy hoạch; đẩy mạnh mở mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn; hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa mạng lưới giao thông trên địa bàn Tỉnh.

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ đến năm 2020 đạt quy mô đường cấp IV: ĐT 190, ĐT 185, ĐT 186, ĐT 187, ĐT 188, ĐT 189. Các tuyến tỉnh lộ qua thị xã, thị trấn, thị tứ được mở rộng theo tiêu chuẩn đường đô thị; Quy hoạch, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện đến năm 2020 đạt quy mô đường cấp V.

- Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cấp nước, phấn đấu đến năm 2020 có 100% dân số đô thị và trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; Đầu tư tập trung cho các công trình thoát nước ở đô thị; có biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải ở khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, các bệnh viện.

- Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch; quản lý, tu bổ, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các công trình hiện có để nâng cao năng lực tưới.

- Giáo dục và đào tạo: chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cấp và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 hệ thống trường, lớp được xây dựng kiên cố, có đủ phòng học, các phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ dạy và học … Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng các trường mầm non và trường phổ thông ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, các trường trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trường dân tộc nội trú.

- Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục đầu tư xây dựng các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, bản; tập trung đầu tư xây dựng các công trình: Trung tâm hội nghị tỉnh, Quảng trường tỉnh, bảo tàng tỉnh, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, Trung tâm hoạt

81

động thanh, thiếu nhi…. Xây dựng trường đào tạo văn hóa nghệ thuật của Tỉnh để đào tạo cán bộ và đội ngũ làm văn hóa, nghệ thuật.

(Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2008) Quyết định số 100/2008/QD-TTg ngày 15/7/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 206-2010, định hướng đến 2020).

4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Bình đến năm 2020 năm 2020

4.1.2.1. Quan điểm phát triển

- Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với mức bình quân của tỉnh, sớm thoát khỏi huyện kém phát triển.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện. Thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH.

- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội. Phát triển các vùng trọng điểm tạo động lực cho toàn huyện, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.

4.1.2.2. Mục tiêu phát triển

* Mục tiêu tổng quát

Xây dựng huyện Lâm Bình phát triển toàn diện, tập trung tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Năm 2020 hoàn thiện cơ bản hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển.

* Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng GTSX bình quân đạt trên 13%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 14-15%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

- Cơ cấu kinh tế theo GTSX chuyển dần theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Cơ cấu kinh tế theo GTSX huyện Lâm Bình đến năm 2020 là: Nông lâm, nghiệp, thủy

82

sản 47,77%; thương mại, dịch vụ 27,19%; công nghiệp xây dựng 25,04%; Thu ngân sách tăng bình quân 18%/năm.

- Phát triển xã hội lành mạnh, ổn định. Tạo việc làm cho số lao động tăng thêm, giảm thất nghiệp với giải pháp làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động.

* Quan tâm đầu tư xây dựng các dự án giao thông thủy lợi, Y tế văn hóa giáo dục nhằm tạo diều kiện và động lực cho huyện Lâm Bình phát triển.

- Đầu tư hạ thầng giao thông (đầu tư nâng cấp cải tạo 111.25 km đường giao thông bao gồm các tuyến đượng tỉnh, huyện liên thôn bản) đảm bảo 100% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm

- Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường: Phấn đấu đến năm 2020 có 100% dân số được cấp nước hợp vệ sinh. Khai thác nguồn nước mặt từ thượng nguồn suối Nặm Luông, cải tạo nâng cấp đập Vằng Hiền và xây dựng trạm xử lý nước, bể chứa tại khu đồi thuộc thôn Bản Khiển; Xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải trước khi xả ra suối Nặm Luông. Khu xử lý rác thải tại khu đất trên trục đường ĐT 185 từ trung tâm đi xã Phúc Yên.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng: Xây dựng, hoàn chỉnh trường THCS dân tộc nội trú, trường Trung học phổ thông, trung tâm dạy nghề tại xã Lăng Can; Cải tạo các trạm y tế cơ sở, phòng khám đa khoa khu vực. Xây dựng bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế tại xã Lăng Can; Cơ bản hoàn thiện hệ thống văn hóa xã hội: trung tâm văn hóa huyện, hệ thống thư viện, nhà văn hóa xã, thôn bản...

Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 theo đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Bình đến năm 2012 là:

Chỉ tiêu Tổng số CN-XD NLTS Dịch vụ

I. Giai đoạn: 2011 – 2015

Nhu cầu vốn đầu tư (Tỷ đồng) 1.600.000 585.000 861.000 154.000

II. Giai đoạn: 2016 – 2020

83

Trong đó :

+Vốn đầu tư từ NSNN ước khoảng 70% đến 80% thông qua các chương trình đầu tư của nhà nước như: Chi quốc phòng, an ninh;các chương trình phát triển cho vùng sâu, vùng xa; các chương trình xoá đói giảm nghèo; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo các dự án đầu tư của Nhà nước, Trung ương trên địa bàn.

(Nguồn dữ liêu : Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Bình năm 2011 đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang).

4.1.3. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Lâm Bình giai đoạn 2014-2020 vốn đầu tư XDCB tại KBNN Lâm Bình giai đoạn 2014-2020

Với định hướng phát triển kinh tê xã hội huyện Lâm Bình, có thể thấy nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển tại huyện Lâm Bình đến năm 2020 là rất lớn. Đồng thời, đặt ra cho KBNN Lâm Bình những cơ hội cũng như thách thức trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Với lượng vốn đầu tư lớn trung bình từ 300 đến 400 tỷ / năm, được đầu tư bởi nhiều nguồn vốn, nhiều lĩnh vực; nhiều chương trình. Mặt khác do đây là huyện mới những năm đầu đỏi hỏi tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật với giá trị (Tổng mức đầu tư) lớn... sẽ tạo điều kiện cho cán bộ kiểm soát chi KBNN Lâm Bình có cơ hội được cập nhật nhiều văn bản chế độ của nhà nước qua đó nâng cao năng lực kinh nghiệm trong kiểm soát thanh toán vốn; nâng cao trình độ tin học; kỹ năng, kinh nghiệm sử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Cán bộ quản lý KBNN Lâm Bình có cơ hội nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)