Cơ cấu ngành tiếp thị kỹ thuật số

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI TRÍ TƯƠNG TÁC – IDEE JSC (2011 – 2013) - Đại Học Bách Khoa (Trang 40 - 41)

Về cơ cấu ngành digital marketing – hiện nay các công ty trong ngành digital

marketing thường phân thành 3 dạng công ty:

+) Công ty dịch vụ truyền thông (media agency): là những công ty mà dịch vụ chuyên biệt là việc lên kế hoạch mua bán các mục quảng cáo trên các kênh truyền thông – như

mua banner quảng cáo trên các website, mua bài PR trên các báo …

Các công ty này kiếm lợi nhuận bằng sự chênh lệch giữa giá quảng cáo – dựa vào quy mô lớn để mua được với giá rẻ (được chiết khấu từ 15 – 30% trên bảng báo giá chuẩn)

và bán lại cho khách hàng (chiết khấu cho khách hàng thấp hơn tỷ lệ được chiết khấu).

Do vậy, các công ty này thường có doanh số rất cao – song tỷ suất lợi nhuận khá thấp

(lời nhuận trên dự án là khoảng từ 5 – 10% tổng doanh số - chưa trừ các chi phí vận

hành khác). Hiện tại, trong tổng giá trị là 15,5 triệu USD năm 2009 của ngành digital marketing, thì khoảng 80% tổng giá trị là thuộc về mua bán truyền thông (media

buyer) – với những nhà quảng cáo lớn như FPT Media (Vnexpress, ngoisao ..), Zing (Zing News, Zing Mp3 …) hay VC Corp (dantri, kenh14 …).

+) Các công ty xây dựng website quảng cáo (microsite-based agency): trong rất nhiều

chiến dịch quảng cáo thì các công ty thường xây dựng một website nhỏ & tồn tại trong

thời gian ngắn – hay gọi là microsite. Xây dựng microsite thường yêu cầu có đội ngũ

kỹ thuật tốt và đội ngũ thiết kế sáng tạo có kinh nghiệm để truyền tải thông điệp thuơng hiệu qua website. Các công ty này sẽ làm việc với khách hàng – thông qua sự

giới thiệu và kiểm soát của các công ty marketing truyền thống, vốn là những người

chịu trách nhiệm quản lý chung toàn chiến dịch – hay thông qua sự kiểm soát của các

công ty sáng tạo ý tưởng (digital conceptor agency), là những người chịu trách nhiệm

về hiệu qủa chung của mảng digital marketing trong chiến dịch.

+) Các công ty sáng tạo ý tưởng (digital conceptor agency): các công ty này thiên về

việc sáng tạo ra các ý tưởng chủ đạo cho các chiến dịch (concept) và sẽ quản lý các

công ty thực thi (production agency) cho khách hàng. Top 3 công ty trong về sáng tạo ý tưởng:

1. Clickmedia: một công ty có những người sáng lập tách ra từ dự án Zing của Vinagame. Clickmedia có nền tảng về kiến thức và con người rất tốt trong

Chương 4: Kế hoạch tiếp thị

- 30 -

mảng quảng cáo trên kênh digital (digital advertising) và có mối quan hệ tốt với các agency lớn.

2. IDEE JSC: là một công ty định vị ngay từ ban đầu về việc phát triển dựa vào mô hình sáng tạo ý tưởng. Khách hàng của IDEE là Dentsu Asia Network (hệ thống 3 công ty quảng cáo lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam: Dentsu Alpha, Dentsu VN và Dentsu Media), Sony, Honda, Unilever …

3. Quickcat: là một công ty có gốc từ Singapore – và hay làm việc với các công ty thuộc tập đoàn Publisic (bao gồm các công ty sáng tạo hàng đầu như

Saatchi & Saatchi, Starcom, Venus …)

Các công ty này thường không có quy mô lớn, song chú trọng vào việc xây dựng đội

ngũ sáng tạo thấu hiểu thương hiệu của khách hàng và người tiêu dùng. Các công ty

này thường không làm cố định với một khách hàng – mà luôn tham gia đấu thầu ý tưởng (concept pitching) trong các yêu cầu của khách hàng. Vai trò của các công ty này thường là thấu hiểu ý tưởng của chiến dịch (campaign concept) tiếp thu từ các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kênh tiếp thị truyền thống và phát triển ra một ý tưởng phù hợp với kênh digital marketing và tâm lý người tiêu dùng. Đa số các khách hàng của những công ty là những công ty trong ngành thực phẩm hay hàng tiêu dùng nhanh – do đó luôn yêu cầu

sự sáng tạo, độc đáo và thấu hiểu người tiêu dùng.

4.3 Phân tích khách hàng: 4.3.1 Thị trường chung:

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIẢI TRÍ TƯƠNG TÁC – IDEE JSC (2011 – 2013) - Đại Học Bách Khoa (Trang 40 - 41)