Phương pháp điều chỉnh tiến độ

Một phần của tài liệu lập kế hoạch và quản lý tiến độ công trình khu liên hợp nhà ăn kí túc xá học viện tư pháp (Trang 66 - 95)

Giả sử rằng nếu phát hiện thấy trong tiến độ thi công chỉnh sửa có những công việc thay đổi và khác biệt lớn so với dự định ban đầu, người lập tiến độ cần suy nghĩ trước khi hành động. Phải nhớ khi bắt đầu và đang tiến hành thi công trên công trường thì chúng ta sẽ có nhiều thông tin thực tế và chính xác hơn so với giai đoạn chuẩn bị và thiết lập tiến độ thi công. Có thể một số tác động thuận lợi làm tiến độ thi công thực hiện nhanh và tốt hơn dự định ban đầu. Khi đó nên phân tích kỹ về xu hướng tiếp theo của dự án và các lý do tạo nên thuận lợi này. Tuy nhiên khi đó công tác chuẩn bị kế hoạch cần phải được xem xét để có được các kế hoạch thực tế hơn, còn công trường xây dựng nói chung không cần chú ý đến nhiều, mà chủ yếu là duy trì tiến độ hiện tại. Nếu điều ngược lại xảy ra, nghĩa là tiến độ thi công bị chậm do một vài công việc cụ thể với nhiều nguyên nhân như thiếu lao động, máy móc không phù hợp, thời tiết xấu và tai nạn xảy ra. Khi đó thì tài nguyên

60

“thời gian dự trữ”trong phương pháp đường tới hạn sẽ là một tài sản thực sự có giá trị. Nếu công việc có thời gian dự trữ hợp lý và chúng ta dự định được những thay đổi trong một mức độ cho phép thì khi đó các biện pháp điều chỉnh hoặc loại bỏ sai lệch sẽ có ích. Tất nhiên có một giả thiết nguồn nhân lực, vật lực dự định ban đầu sẽ không bị ảnh hưởng lớn.[3]

Việc chậm trễ hay thiếu hụt nguồn nhân lực, vật lực của các công việc tới hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời gian hoàn thành dự định của công trình. Trong quá khứ thì biện pháp hay được áp dụng nhất là đẩy nhanh tiến độ toàn dự án mà không chú ý công đoạn nào có tác động nhất tới thời gian hoàn thành toàn bộ. Lúc này sẽ thấy được ưu điểm của đường tới hạn trong sơ đồ mạng khi nó chỉ cho ban chủ nhiệm công ty và công trường biết công việc nào thực sự cần đẩy nhanh tiến độ hay tập trung nguồn nhân lực. Việc sử dụng các nguyên tắc chung của sơ đồ mạng “cân bằng giữa thời gian và chi phí” một kế hoạch hợp lý có thể được thiết lập theo hướng dự án được thực hiện kinh tế nhất. Ngoài ra thì các thông tin bổ sung và áp lực công việc có thể tạo ra các thay đổi trong mối liên hệ thứ tự logic giữa các công việc. Cần chú ý rằng các biện pháp điều chỉnh không chỉ được dùng cho mục đích duy nhất là duy trì quá trình thi công như trong kế hoạch ban đầu, đó là do bảng tiến độ thi công không giúp ích được gì cho quá trình thi công. Tuy nhiên nên dùng nó như một chỉ dẫn và làm cho nó phù hợp với điều kiện thi công có nhiều thay đổi. Khi mà các biện pháp điều chỉnh được áp dụng phù hợp thì tiến độ thi công có thể giúp ích nhiều trong việc quản lý dự án và xử lý các vấn đề phát sinh.

Tóm lại khi các thay đổi đã xảy ra trong tiến độ của dự án đó là thời gian hoàn thành của dự án bị đẩy lùi thì có thể áp dụng các biện pháp sau đây để điều chỉnh:

- Tăng nhân công lao động để rút ngắn thời gian; - Chuyển lao động từ thủ công sang cơ giới;

- Tăng máy móc thiết bị xây dựng (ví dụ tăng từ một máy đào đất sang thành hai máy cùng đào);

61

- Dùng công nghệ mới để rút ngắn thời gian (ví dụ: Dùng phụ gia đông kết nhanh để đổ bê tông. Dùng mối nối khô thay cho mối nối ướt. Đổ bê tông bằng bơm thay cho cách đổ bằng cần trục);

- Tổ chức lại sản xuất: Phân chia các phân đoạn để có thể thi công theo dây chuyền.

Tất nhiên, các biện pháp trên sẽ kéo theo sự tăng thêm chi phí, mỗi công việc có tầm quan trọng khác nhau, chúng ta phải trả lời câu hỏi: Rút ngắn bao nhiêu, rút ngắn công việc nào, để đạt được thời hạn quy định mà chi phí tăng thêm là ít nhất.

62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phần cuối của chương một đã đưa ra một số nguyên nhân gây phá vỡ kế hoạch tiến độ chương hai tiếp tục nghiên cứu đưa ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện bản kế hoạch tiến độ thi công là nhóm nhân tố chủ quan: tài chính và quản lý chi phí, giải pháp thi công, cung cấp vật tư và thiết bị xây dựng… Nhóm nhân tố khách quan là: điều kiện tự nhiên, sự biến đông của thị trường giá cả… Mục đích của nội dung này là cung cấp cho người điều hành dự án có những phương án và giải pháp dự phòng hay công tác kiểm tra kỹ cơ sở đầu vào của những yếu tố này trước khi tổ chức thực hiện bản KHTĐTC. Đây cũng được coi là điều kiện tiên quyết của nhóm thực hiện dự án. Chương này cũng nhấn mạnh đến phương pháp đánh giá của bản KHTĐTC có nhiều phương pháp đánh giá. Trong khuôn khổ luận văn này chỉ trình bày ba phương pháp là: đánh giá về quy trình kỹ thuật, đánh giá về việc sử dụng vốn đầu tư, đánh giá về việc cung cấp vật tư thiết bị con người. Với mục đích tối ưu hóa bản KHTĐTC phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị thi công đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Một khi đã có trong tay một bản KHTĐTC hoàn chỉnh hội tụ những yếu tố kể trên thì công việc còn lại của nhóm điều hành dự án chỉ còn là công việc quản lý và điều khiển bản KHTĐTC. Đây cũng là điểm nhấn của chương này. Để làm được việc này bắt buộc nhóm thực hiện dự án phải làm những công việc con sau: lựa chọn công việc để quản lý vì thực tế trong một bản KHTĐTC có rất nhiều các công việc cần phải thực hiện. Có những công việc chủ chốt mà thời gian hoàn thành của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hoàn thành của dự án đó được gọi là công việc găng, tập hợp những công việc găng lại ta có đường găng. Đường găng là đường thể hiện chiều dài về mặt thời gian của dự án. Người quản lý phải quan tâm một cách đặc biệt đến đường này. Ngoài việc quan trọng là quản lý công việc thuộc đường găng. Những người điều hành tiến độ cần phải có những phương pháp điều khiển và quản lý tiến độ.

Tóm lại tất cả những vấn đề được đặt ra nghiên cứu trong chương này đều không ngoài mục đích đưa bản KHTĐTC đi về đúng đích, nghĩa là thời gian kết

63

thúc trong kế hoạch gần sát với thời gian pháp lệnh hay thời gian trong hợp đồng mà chúng ta quen gọi là tiến độ thi công. Một khi có những sai sót xảy ra nhóm điều hành cần phải có các phương pháp điều chỉnh cho phù hợp. Phần cuối của chương này có đưa ra một số phương pháp điều chỉnh những sai lệch. Tất nhiên, các biện pháp điều chỉnh đều kéo theo sự tăng thêm chi phí, mỗi công việc có tầm quan trọng khác nhau, chúng ta phải trả lời câu hỏi rút ngắn bao nhiêu? rút ngắn công việc nào để đạt được thời hạn quy định mà chi phí tăng thêm là ít nhất?

64

CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG PHẦN MÓNG CÔNG TRÌNH KHU LIÊN HỢP NHÀ ĂN KÝ TÚC XÁ HỌC VIỆN TƯ PHÁP 3.1 Giới thiệu công trình

- Các công trình trong quần thể Học viện Tư pháp – Bộ Tư pháp, được đầu tư xây dựng mới dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

+ Công văn số 79/CV ngày 29/5/2002 của UBND phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội về việc chấp thuận địa điểm xây dựng dự án.

+ Công văn số 100/UB-ĐC ngày 24/3/2006 của UBND quận Cầu Giấy về việc chấp thuận dự án.

+ Công văn số 755/QHKT-P1 ngày 26/5/2006 của Sở Quy hoạch kiến trúc thỏa thuận quy hoạch mặt bằng và phương án kiến chúc.

+ Công văn số 1583/QHKT-P1 ngày 21/9/2006 của Sở Quy hoạch kiến trúc thỏa thuận phương án thiết kế sơ bộ về kiến trúc Học viện Tư pháp tại Hà Nội.

+ Quyết định số 585/QĐ-BTP ngày 31/10/2006 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc Học viện Tư pháp.

+ Công văn số 712/BTP – KHTC ngày 15/10/2008 của Bộ Tư Pháp về điều chỉnh thiết kế cơ sở công trình trụ sở Học viện Tư pháp - Bộ Tư pháp.

-Nhà ký túc xá và nhà ăn là một hạng mục nằm trong hệ thống các công trình của Học viện Tư pháp – Bộ Tư pháp được xây dựng tại phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội, dựa trên tiêu chuẩn thiết kế: TCXDVN 267:2003 – công trình công cộng.

-Công trình về cơ bản là một hình chữ nhật(cạnh dài 49m, cạnh ngắn 18m), cao 9 tầng, hai đầu cạnh dài là hai thang thoát hiểm, với sự lựa trọn đơn giản này cho phép tổng mặt bằng có được diện tích tiếp xúc phía trước công trình nhiều nhất, các mặt nhà đều tiếp cận giao thông nội bộ một cách dễ dàng tạo được khả năng thoát người tốt nhất, vì đây là công trình đa chức năng, tập trung đông người, công trình đa chức năng kết hợp giữa khối ở KTX với bếp ăn.

65

- Tầng hầm : Gara ô tô, xe máy và một số phòng kỹ thuật - Tầng 1-2: Bếp ăn và nhà ăn của CBGV và học viên. - Tầng 3 : Khu vực rèn luyện thể lực.

- Tầng 4-9: Phòng ở của học viên (học viên ở giường 2 tầng) và các phòng phụ trợ như phòng quản lý, phòng y tế

- Tầng tum : Bố trí hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.

Tiến độ thi công theo hợp đồng là 25 tháng, khởi công ngày 18/02/2011, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 31/3/2013. Tuy nhiên thực tế thì ngày hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là ngày 30/9/2013.

3.2 Xác định các công việc và thời gian thực hiện tiến độ thi công phần móng

Bảng 3.1 Liệt kê và tính khối lượng công việc

TT Tên công việc Đơn

vị

Khối lượng

Nhu cầu về máy và thiết bị xây dựng Số lượng (chiếc) Tổng số công Số người Thời gian (ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Phần ngầm 2 Phần cọc 3 Chuẩn bị mặt bằng và tập kết vật tư 50 10 5 4 Sản xuất lắp dựng copha cọc m2 3,715 825.56 29 28

5 Sản xuất lắp dựng cốt thép cọc Tấn 49 Máy cắt, uốn thép 1 220.50 9 26

6 Nghiệm thu copha cốt thép cọc 135 5 27

7 Đổ bê tông cọc m3 400 Máy đầm dùi 2 266.67 10 27

8 Định vị tim cọc Tim 172 Máy toàn đạc 1 6.00 2 3

9 Ép cọc Md 4,128

Máy ép cọc, cẩu

tự hành 1 25.80 1 26

10 Phần móng

11 Phân đoạn 1 (từ trục 1-6)

12 Định vị móng Tim 24 Máy toàn đạc 1 2 2 1

13

Đào móng bằng máy + Vận

66

14 Sửa hố móng bằng thủ công m3 313 125.20 10 13

15 Đập đầu cọc m3 12 8 4 2

16 Bê tông lót móng m3 30 20.0 10 2

17 Gia công lắp dựng cốt thép móng Tấn 26 Máy cắt, uốn thép 1 117.0 17 7

18 Gia công lắp dựng copha móng m2 600 133 19 7

19 Nghiệm thu copha cốt thép 10.0 5 2

20 Bê tông móng m3 264

Máy bơm bê

tông, đầm dùi 1 52.8 26 2

21 Nghiệm thu bê tông móng 10 5 2

22 Phân đoạn 2 (từ trục 6-12)

23 Định vị móng Tim 24 Máy toàn đạc 1 2 2 1

24

Đào móng bằng máy + Vận

chuyển đổ đi m3 1,747 Máy đào 0,7 1 4.37 5 5

25 Sửa hố móng bằng thủ công m3 313 125.20 10 13

26 Đập đầu cọc m3 12 8 4 2

27 Bê tông lót móng m3 30 20.0 10 2

28 Gia công lắp dựng cốt thép móng Tấn 26 Máy cắt, uốn thép 1 117.0 17 7

29 Gia công lắp dựng copha móng m2 600 133 19 7

30 Nghiệm thu copha cốt thép 10.0 5 2

31 Bê tông móng m3 264

Máy bơm bê

tông, đầm dùi 1 52.8 26 2

32 Nghiệm thu bê tông móng 10 5 2

33 Đắp cát móng công trình m3 1,700 Máy xúc 1 4 1 4

- Sau khi nghiên cứu các tài liệu và tính toán khối lượng công việc kết quả thể hiện ở Bảng 3.1.

Trong bảng này cần chú ý tới (cột 8) và (cột 9). Tổng số công lao động được tính bằng công thức:

Q = N.t (công) Trong đó: N – số người;

67

Vì là một phương trình bậc nhất có hai ẩn số, nên ta phải trọn một ẩn để tính ra ẩn còn lại.

Ở đây vì sản xuất cọc tại chỗ, do điều kiện mặt bằng, ràng buộc kỹ thuật chỉ được phép ép cọc khi cọc bê tông đã đạt cường độ R28, chính vì thế khi tính toán chọn máy ép cọc cũng phải phù hợp với số lượng cọc đổ tại công trường. Vì vậy ta chọn thời gian trước rồi từ đó tính ra số người, các công tác khác có thể từ công tác chính suy ra.

Thông thường giá trị cột 7 được suy ra từ định mức ban hành, tuy nhiên thực tế khi tính toán người lập kế hoạch phải dựa vào kinh nghiệm thực tế và tham khảo thêm định mức.

Ví dụ: Công tác gia công lắp dựng cốt thép theo định mức phải mất 8,5 công /1 tấn. Tuy nhiên thực tế quan sát trên công trường người công nhân chỉ mất 4,5 công /1 tấn thép. Ngoài việc quan sát thực tế ra cần dựa vào yếu tố sau: 1 tấn thép khi giao khoán cho công nhân gia công mất 1.200.000 VNĐ, nếu đem chia cho 8,5 công thì mỗi công chỉ được 141.000 VNĐ, mặt khác tiền công phải trả cho một thợ sắt tại thời điểm này là 220.000 VNĐ, vì vậy phương án 4,5 công/1 tấn thép là hợp lý.

- Tổng tiến độ thi công công trình khu liên hợp ký túc xá nhà ăn Học viện Tư pháp có khoảng hơn một trăm công tác cần phải hoàn thành, nhưng do thời lượng của đề tài và để tiện cho vấn đề theo dõi quá trình lập và điều khiển, quan sát tiến độ bằng phần mền MS Project vì vậy học viên chỉ chọn phần móng làm ví dụ. Các phần khác làm tương tự.

3.3 Xác định điều kiện ràng buộc khi lập tiến độ 3.3.1 Thiết lập quan hệ phụ thuộc giữa các công tác 3.3.1 Thiết lập quan hệ phụ thuộc giữa các công tác

-Khi tiến hành xây dựng một công trình với nhiều hạng mục, quá trình công tác có liên quan nhau về qua chức năng, công nghệ, điều kiện thi công thì việc chọn thứ tự thi công phải hợp lý và đảm bảo được các yêu cầu công nghệ và cũng như thỏa mãn những yêu cầu thi công. Các công tác sẽ có mối quan hệ trước sau về mặt

68

trình tự thực hiện và đây là mối quan hệ bắt buộc để bảo đảm tính hiện thực của việc xây dựng cũng như đạt hiệu quả về mặt kinh tế.

Quan hệ giữa các công tác có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là quan hệ kết thúc công tác trước – bắt đầu công tác sau. Trong các quan hệ ta cũng chia ra làm hai loại:

-Quan hệ về công nghệ: Dựa theo quy trình thi công thực hiện, để xác định chính xác và đầy đủ các quan hệ này thì đòi hỏi người lập kế hoạch phải nắm vững quy trình kỹ thuật thi công công trình.

Ví dụ: Công tác đổ bê tông chỉ được thực hiện sau khi công tác lắp dựng copha cốt thép được hoàn thành; công tác trát tường chỉ tiến hành sau khi công tác xây tường được thực hiện; công tác chống tường hố đào phải thực hiện đồng thời

Một phần của tài liệu lập kế hoạch và quản lý tiến độ công trình khu liên hợp nhà ăn kí túc xá học viện tư pháp (Trang 66 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)