Giải pháp thi công

Một phần của tài liệu lập kế hoạch và quản lý tiến độ công trình khu liên hợp nhà ăn kí túc xá học viện tư pháp (Trang 38 - 40)

Khi quyết định phương án tổ chức kỹ thuật cho từng quá trình xây lắp, nhiều chủ đầu tư hay kỹ sư thiết kế đề xuất những phương án thi công hay vật liệu xây dựng tiêu chuẩn, áp dụng phổ biến trong cả nước cho công trình dự định. Trong khi các nhà thầu địa phương lại đề xuất những phương án thay thế có tính đến yếu tố

32

tâm lý và sẵn có của địa phương, do vậy trước khi thực hiện dự án cần tiến hành khảo sát khu vực thi công để biết được những phương pháp và những vật liệu hay được sử dụng trong các công trường xây dựng và có sự khác biệt với thực tế cả nước. Từ đó quyết định giải pháp thi công cho công trình mình để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo chất lượng công trình theo tiêu chuẩn hiện hành. Việc áp dụng các biện pháp thi công và vật liệu phổ biến sẵn có tại địa phương thường đem lại những khoản tiết kiệm đáng kể như thời gian và chi phí so với khi áp dụng những điều hoàn toàn mới và không quen thuộc vào công trình xây dựng. Thật không hợp lý nếu yêu cầu các nhà thầu địa phương thực hiện theo những thiết kế hoàn toàn mới với họ trong khi có thể áp dụng những biện pháp quen thuộc với chi phí thấp hơn.

Một số ví dụ về phương pháp và vật liệu xây dựng được ưa thích sử dụng tại các địa phương khác nhau.

- Khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh chỉ thích dùng cọc ép, trong khi Hà Nội – cái nôi sinh ra cọc khoan nhồi thì rất hay sử dụng loại này cho công trình, mặc dù đôi khi giải pháp cọc ép có thể thỏa mãn được nhu cầu chịu lực. Hay người dân miền Bắc sử dụng Chinfon, Bỉm Sơn và thép Việt Úc hay thép Thái Nguyên thì người dân miền Nam lại sử dụng xi măng Hà Tiên và thép Vina Kyoe khi xây dựng công trình.

- Khu vực miền Bắc như Hà Nội, Nam Định thường sử dụng cọc tre dài 1-3 mét để gia cố nền đất yếu. Vì tre là loại vật liệu phổ biến ở đây nên giá cả của chúng thường thấp và thợ xây miền Bắc có kinh nghiệm đóng cọc tre bằng tay hoặc bằng máy nén thủ công. Trong khi đó, khu vực miền Nam lại sử dụng cừ tràm – một loại vật liệu phổ biến của địa phương. Công trình dùng cừ tràm dài tới 5 mét và đóng xuống nền đất sâu bằng máy xúc hay xe cẩu.

- Khu vực đồng bằng thường dùng gạch, bê tông và sắt thép để xây công nhà cửa và các công trình dân dụng khác thì khu vực vùng núi lại chọn gỗ, tre, nứa để xây lên nhà cửa cho người dân .

33

Từ các ví dụ trên cho thấy, việc áp dụng hay quyết định một giải pháp thi công không hợp lý sẽ gây mất thời gian vì lý do không đáng có.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch và quản lý tiến độ công trình khu liên hợp nhà ăn kí túc xá học viện tư pháp (Trang 38 - 40)