- [8] Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất (tính điều hòa đánh giá qua biểu đồ nhân lực)
45
Biểu đồ nhân lực điều hòa khi số công nhân tăng từ từ trong thời gian dài và giảm dần khi công trường không có tăng giảm đột biến. Nếu số công nhân sử dụng không điều hòa sẽ có lúc quân số tập trong quá cao, có lúc xuống thấp làm cho các phụ phí tăng theo và lãng phí tài nguyên. Các phụ phí đó chi vào việc tuyển dụng, xây dựng nhà cửa lán trại và việc dịch vụ đời sống hàng ngày. Tập trung nhiều người trong thời gian ngắn gây lãng phí những cơ sở phục vụ cũng như máy móc vì sử dụng ít không kịp khấu hao. Vậy một biểu đồ nhân lực hợp lý (tăng từ từ ở đoạn đầu và giảm dần ở cuối, số người ổn định càng gần mức trung bình càng tốt) là một tiêu chuẩn đánh giá tiến độ thi công.
Trên biểu đồ nhân lực tính điều hòa thể hiện bằng đường cong nuột tăng giảm từ từ không có biến động.
0 So nhan cong N Thoi gian t Ntb Namax Nbmax Tvd Tv Tv T c a b Hình 2.4 Đặc tính biểu đồ nhân lực
Đánh giá biểu đồ nhân lực người ta sử dụng các hệ số điều hòa K1 và hệ số ổn định K2
46
K2 = (2.11)
Trong đó: Ntb - số công nhân trung bình tính theo ( 2 .12)
Ntb = ( 2.12 )
Với: Nmax – số công nhân tập trung cao nhất; T – thời gian thi công;
Tv – thời gian số công nhân tập trung vượt quá số công nhân trung bình; Ld – nhân công cần thiết cho thi công công trình, là diện tích giữa trục T và biểu đồ.
Hiển nhiên K1 và K2 càng tiến tới 1 càng tốt. Qua hệ số ổn định K2 ta thấy khi biểu đồ nhân lực có những biến động thất thường phải tuân theo quy tắc: không được nhô cao ngắn hạn và trũng sâu dài hạn (hình 2.4) vì cả hai trường hợp này đều làm giảm giá trị K2 vì Tonhỏ.
Diện tích giới hạn trong biểu đồ nhân lực thể hiện công lao động. Như vậy diện tích càng nhỏ thể hiện công trình sử dụng lao động sống ít hiển nhiên năng suất lao động sẽ cao. Đây cũng là mục tiêu của người lập kế hoạch thi công.
0 0 N N T T Tv T'v1 T'v2 N tb t t
Hình 2.5 Biểu đồ nhân lực không ổn định a- Nhô cao ngắn hạn; b- Trũng sâu dài hạn
47