Nội dung của bản KHTĐTC gồm: các công việc được thể hiện theo thời gian, các loại nguồn lực đi theo nó, các công việc này có quan hệ bắt buộc với nhau bằng những mối quan hệ hay ràng buộc về mặt kỹ thuật đã được quy định tại các quy trình kỹ thuật hay quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Như vậy, việc đánh giá sự hợp lý của bản KHTĐTC thực chất là xem xét đánh giá các công việc theo quy trình kỹ thuật mà hồ sơ thiết kế kỹ thuật yêu cầu hay tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành, nhằm cụ thể hóa chất lượng công trình khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
Việc đánh giá về quy trình kỹ thuật là phải xác định trình tự trước sau các công việc và mối quan hệ của chúng để đảm bảo chất lượng công trình ổn định và bất biến công trình vừa thi công xong, an toàn cho công tác kết hợp, sao cho việc thi công công tác sau không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc hư hại đến công việc đã hoàn thành trước.
Từ đó ta đưa ra năm nguyên tố về trình tự thi công như sau:
- Ngoài công trường trước, trong công trường sau. Trước khi xây dựng công trình phải làm đường, điện nước từ ngoài vào đến công trường.
- Ngoài nhà trước, trong nhà sau. Trước khi bắt tay vào thi công ta phải tiến hành san nền, làm rãnh tiêu thoát nước, làm đường nội thủy, kho bãi…
- Dưới mặt đất trước, trên mặt đất sau, chỗ nông trước chỗ sâu sau. Đặt hệ thống cống ngầm trước khi làm mặt đường.
- Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn làm sau. Đặt đường cống phải đặt từ hạ lưu đến thượng lưu, phần cuối làm trước để tận dụng tiêu thoát nước ngầm, thuận
41
tiện thi công phần đất thấp. Kết cấu trước, trang trí sau, kết cấu từ dưới lên, trang trí từ trên xuống. Thi công kết cấu phải từ móng đến mái. Hoàn thiện từ mái xuống nếu nhà một tầng, nếu nhà nhiều tầng thì có thể trang trí phần dưới khi phần thi công kết cấu đã hoàn thành từ ba sàn. Trát trần trước, trát tường sau và láng nền sau khi sơn tường…
Như vậy một kế hoạch được đánh giá là đúng quy trình kỹ thuật khi trình bày hay biểu diễn trên kế hoạch tiến độ phải thể hiện được những nguyên tắc như đã trình bày ở trên. Ngoài ra đối với công trình dân dụng còn phải thỏa mãn, tại mỗi phân đoạn công tác phải thi công phần móng và cống ngầm trước, lấp đất và san bằng mặt bằng công trình mới bắt đầu xây lắp tầng nhà.
Đối với nhà gạch thì xây xong tường tầng thứ nhất, lắp các tấm sàn tầng, xây cầu thang cho tầng đó rồi mới được xây tường tầng trên rồi cứ thế tiếp tục với các tầng tiếp theo. Đối với nhà ở lắp ghép thì chỉ được lắp ghép các kết cấu tầng trên sau khi đã liên kết vững chắc toàn bộ các kết cấu trong phạm vi phân đoạn nhà.
Những công tác xây dựng bên trong nhà và các công tác đường ống cấp thoát nước, điện (từ công tác thiết bị vệ sinh, thiết bị điện) có thể tiến hành cùng lúc với công tác xây lắp phần nhà chịu lực nhưng phải tiến hành chậm hơn ít nhất hai tầng và với điều kiện là ở phía trên nơi đang tiến hành công tác đó không được làm công tác lắp ghép kết cấu hoặc xây tường bên trong các tầng nhà. Trước khi tiến hành trát, láng phải tiến hành các công tác sau: xây dựng các vách ngăn lắp các ô cửa sổ, đặt các đường ống thoát nước và vệ sinh, các đường điện ngầm.
Thi công rải lớp lót sàn sau khi đã lợp mái hoặc đã thi công lớp chống thấm cho các sàn tầng trên. Trát tường xong mới lát sàn, đặt các ống ngỏ (không chôn ngầm) và mắc các thiết bị vệ sinh trên tường sàn khi trát xong tường. Chỉ được sơn bả sau khi lớp vữa trát thật khô.
Tóm lại quy trình kỹ thuật là sự trước sau của các công tác, thời gian, giai đoạn kỹ thuật là bao nhiêu, không thể vì mục tiêu rút ngắn thời gian hoàn thành công trình mà rút ngắn thời gian giai đoạn kỹ thuật. Mặt khác quy trình kỹ thuật đảm bảo giúp cho việc bố trí tổ chức sản xuất trên công trường được thực hiện một
42
cách nhịp nhàng, không chồng chéo, tranh chấp mặt bằng. Là cơ sở khoa học cần thiết cho tiến độ dự án đi đến một cách chuẩn xác nhất. Vì vậy người lập kế hoạch tiến độ nhất quyết phải quan tâm tới điều này.