Những năm gần đây, Indonesia trở thành một địa danh được nhắc đến nhiều, điểm thu hút sự chú ý về vấn đề an ninh của khu vực. Nước này trở thành mục tiêu và nạn nhân của những hoạt động khủng bố. Nhiều vụ đánh bom kinh hoàng đã xảy ra. Hết các vụ trên đảo Bli lại đến khách sạn cao cấp Marriot, đại sứ quán Autralia ở thủ đô Jakarta làm cho công chúng hoảng hốt và lo lắng vì nguy cơ của nạn khủng bố đang có chiều hướng gia tăng. Nạn khủng bố xảy ra ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippin, Thái Lan… Riêng ở Indonesia hiện tượng đó diễn ra một cách bất thường do đặc điểm của nước này. Thực ra nạn khủng bố hoành hành ở Indonesia đã nhiều năm nay, nhưng nó trở thành nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2002 ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh những hoạt động khủng bố ở Indonesia. Trước hết, chế độ độc tài quân phiệt của Suharto đã làm cho xã hội Indonesia bị chia rẽ, ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, thù địch. Nấp dưới danh để tồn tại và phát triển, trong hơn 30 năm tồn tại, chế độ “Trật tự mới” (Orba) đã hạn chế các quyền tự do dân chủ, tự do tư tưởng, tự Đông Nam Á ngôn luận và các quyền tự do khác của công dân. Mọi quyền lực nằm trong tay giới quân sự cầm quyền. Lực lượng này thao túng mọi lĩnh vực đời sống xã hội, làm nãy sinh nhiều tệ nạn như lọng hành, vi phạm nhân quyền, bè phái, gia đình trị… Những cái đó làm cho xã hội Indonesia căng thẳng, với những bất đồng, chia rẽ, kể cả trong giới cầm quyền. Trong nước đã hình thành những lực lượng, trào lưu chông đối công khai hoặc ngấm ngầm như Aceh, Irianjaya, Riau…
Tiếp đó là sự sụp đổ của Orba dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về chính trị, xã hội, kinh tế của Indonesia. Trong tình hình khó khăn của đất nước, những mâu thuẫn, bất bình tích tụ bấy lâu có dịp bùng phát, làm tăng thêm sự rối loạn xã hội. Trong nước xuất hiện nhiều đảng phái, tổ chức chính trị, xã hội khác nhau, hình thành nhiều băng nhóm tội phạm và các tổ chức Islam cực đoan. Các thế lực chính trị cũ và mới, trong cuộc tranh giành quyền lực, ảnh hưởng của mình đã xúi giục và kích động các cuộc tranh chấp để đục nước béo cò. Nhiều cuộc xung đột đã nổ ra như ở Tây Kalimantan, Maluku, Trung sulawesi… làm tăng thêm tình trạng chống đối và phá hoại.
Bên cạnh sự gia tăng bạo lực, những khó khăn của Indonesia đã tạo cơ hội cho Đông Timor trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đông Timor được sát nhập vào Indonesia năm 1976, nhưng không được sự công nhận của cộng đồng quốc tế và vùng đất này vẫn tiếp tục đấu tranh cho độc lập, tự do của mình. Sự sụp đổ của chế độ Suharto đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của Đông Timor, thúc giục họ gia tăng sức ép để buộc Jakarta phải trao trả độc lập cho mảnh đất này.
Trong tình cảnh khó khăn và rối loạn đó, những tranh chấp, bạo lực là không thể tránh khỏi. Cùng với nó là những hoạt động khủng bố mang tính chất chống đối, phá hoại, trả thù. Trong những năm 1999 - 2001 ở Indonesia đã xảy ra nhiều vụ đánh bom công sở, những nơi tập trung đông người như khu thương mại, nhà thờ… Điển hình là vụ đánh bom 38 nhà thờ Thiên Chúa giáo tại 9 thành
phố trong cả nước, kể cả ở thủ đô Jakarta đêm 24 tháng 12 năm 2000 làm 18 người chất và hơn 100 người khác bị thương.
Nguyên nhân của nạn khủng bố chủ yếu mang tính nội tại, tức là những nguyên nhân trong nước là cội nguồn của những xung đột nội bộ, chống đối và bạo lực. Ở Indonesia, ngoài nguyên nhân nêu trên còn có một số yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng khủng bố. Đó là yếu tố tư tưởng, tình cảm có liên quan đến cộng đồng Islam lớn ở nước này. Indonesia là nước Islam lớn nhất khu vực cũng như trên thế giới với khoảng 88% trong số 230 triệu dân theo Islam. Nhiều năm qua, Islam ở nước này được đánh giá là ôn hòa, khoan dung. Tuy nhiên, tình cảm đồng bào, tình đoàn kết và chia sẽ với người Muslim trên thế giới vẫn có thể biến cộng đồng Islam Indonesia trở nên “thịnh nộ” một khi tình cảm tôn giáo hay anh em đồng đạo của họ bị xâm phạm, đe dọa. không có gì đáng ngạc nhiên là đã từ lâu người dân Indonesia không có cảm tình với Mỹ và các nước phương Tây xung quanh vấn đề Israel – Palestin. Mỹ và đồng minh có thái độ không công bằng trong cuộc xung đột Israel - Palestin mà thực chất theo sự nhìn nhận của người Indonesia là bênh vực Israel, chống lại Palestin, chống lại người Muslim. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi các nước phương Tây tấn công Apganistan, rồi Irắc. hành động này bị coi là thù địch của các nước phương Tây đối với thế giới Islam. Nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ đã nổ ra ở Indonesia tinh thần chống Mỹ là một rào cản lớn đối với các nhà chức trách Indonesia khi muốn phát triển quan hệ nhiều mặt với các nước phương Tây. Vấn đề Islam ở Indonesia là vấn đề nhạy cảm, trở thành thước đo sự tác động bên ngoài với vấn đề tôn giáo. Vì vậy, các nhà lãnh đạo Indonesia luôn cẩn trọng với những vấn đề liên quan đến thế giới Islam, kể cả lĩnh vực chống khủng bố. Cuộc chiến chống khủng bố quốc tế mà Mỹ phát động được thế giới Islam coi là cuộc chiến chống lại họ.
Người dân Indonesia còn cảm thấy bị tổn thương nặng nề khi Đông Timor tách khỏi Indonesia để trở thành một quốc gia riêng. Đối với người Indonesia, Đông Timor thuộc về lãnh thổ của họ là điều tự nhiên, bởi vùng đất này nằm ở phía Đong hòn đảo Timor thuộc Indonesia, có nhiều nét gần gủi vì địa lý, khí hậu và dân cư cho dù năm dưới quyền cai trị của Bồ Đào Nha hơn 300 năm. Năm 1974, Bồ Đào Nha trả tự do cho Đông Timor, vùng lãnh thổ này rơi vào tình trạng hỗn loạn. trong tình hình quốc tế và khu vực khi đó, các nước phương Tây đã bật đèn xanh cho chính quyền quân sự o Indonesia can thiệp vào Đông Timor cuối năm 1975, Indonesia chính thức sát nhập Đông Timor vào lãnh thổ Indonesia, việc sát nhập này bị cộng đồng quốc tế lên án và không công nhận. Sự sụp đổ của chế độ Suharto đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của Đông Timor, càng thúc đẩy họ quyết tâm hơn trong việc giành độc lập.
Tuy là nước Islam ôn hòa nhưng trong giới tín đồ đông đảo ở Indonesia vẫn không thiếu những phần tử cuồng tín, cực đoan, qua khích. Những năm rối ren vừa qua, ở nước này đã xuất hiện nhiều tổ chức Islam có tư tưởng cực đoan can dự vào các cuộc xung đột tôn giáo sắc tộc. Do tư tưởng cuồng tín qua khích, các thành viên của các tổ chức này rất dễ bị kích động, lôi kéo vào những hành động bạo lực đê bảo vệ tín ngưỡng của mình. Với tinh thần “tử vì đạo”, họ thường có những
phản ứng gay gắt quyết liệt trước mọi việc làm thường được coi là xâm phạm đến đạo Islam và bà con đồng đạo của họ. Chẳng hạn như tổ chức Đội quân thánh chiến (Laskar Jihad) ra đời trong bối cảnh diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo ở Maluku, Trung Sulawesi với ý đồ bảo vệ anh em đồng đạo của mình. Theo lời của Jafar Umar Thalib, người sáng lập ra tổ chức này thì các tín đồ đã chờ đợi sự phản ứng của Chính phủ trước tình trạng xung đột diễn ra ở Sulawesi và Maluku. Cuối cùng họ đã từ bỏ hy vọng là Chính phủ sẽ bảo vệ cộng đồng Islam và họ quyết định tự hành động. Năm 2000, ông này đã lên tiếng kêu gọi thành lập một lực lượng tự vệ có vũ trang đề giúp những người anh em đồng đạo ở những nơi xảy ra xung đột giữa người Muslim và Thiên Chúa giáo. Lập tức ông ta nhận được sự hưởng ứng nhanh chóng cả về người và của. Chỉ trong vòng vài tháng, Laskar Jihad đã đưa khoảng 3000 quân tình nguyện đến Ambon, thủ phủ Maluku, nơi đang diễn ra cuộc xung đột tôn giáo ác liệt. Đã có 79 thành viên của Laskar Jihad thiệt mạng ở Maluku. Tháng 7 năm 2000, 750 quân của Laskar Jihad xuất hiện ở huyện Poso thuộc Trung Sulawesi để giúp những anh em đồng đạo chống lại người Thiên Chúa Giáo bị cáo buộc có mưu đồ thành lập nhà nước riêng của mình. Vào thời điểm đó, cũng có rất nhiều chính đảng Islam được thành lập, với những thủ lĩnh những tôn giáo cực đoan có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng.
Khi nạn khủng bố ở Đông Nam Á trở thành vấn đề nghiêm trọng, người ta nghe nói nhiều đến một tổ chức Islam có dính líu đến các vụ khủng bố trong khu vực. Tổ chức này được biết đến với tên gọi Jemaah Islamiyah (JI), được cho là một tổ chức Islam cực đoan theo đuổi mục tiêu thành lập một nhà nước Islam chính thống rộng lớn ở Đông Nam Á gồm những vùng lãnh thổ có người Muslim sinh sống, bao gồm Nam Thái Lan, Malaysia, Indonesia đến Nam Philippin [22;441]. Mỹ và một số nước cáo buộc tổ chức này có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al – Qaeda và là lực lượng khủng bố nguy hiểm nhất Đông Nam Á, hoạt động mạnh mẽ ở Indonesia.
Hoạt động khủng bố ở Indonesia chịu sự tác động của những yếu tố bên ngoài. Trước hết là thái độ của các nước phương Tây đối với thế giới Islam. Như đã nói ở trên cộng đồng Islam ở Indonesia luôn luôn hướng về anh em đồng đạo của mình trên thế giới, nên rất nhạy cảm trước những hành động xâm phạm đến các nước Islam của các thế lực thù địch. Nhiều cuộc biểu tình phản đối, chống Mỹ đã diễn ra ở Indonesia khi Washinhton gây chiến ở Apganistan, tấn công Irắc. Cuộc biểu tình Đông Nam Á các chính đảng, tổ chức Islam phát động để phản đối chính sách của các nước lớn, biểu thị tình đoàn kết với nhân dân hai nước Apganistan và Irắc. Hai tổ chức lớn ở Indonesia là Nahdatul Ulama và Muhammadiyah đã lên án mạnh mẽ hành động này và kêu gọi các tín đồ Islam biểu tình chống chiến tranh một cách hòa bình. Như vậy, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế mà Mỹ phát động và mục tiêu là các nước Islam càng kích động tinh thần chống Mỹ của người dân Indonesia. Sau khi lật đổ chế độ Taliban ở Apganistan, Mỹ coi Đông Nam Á là một mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố của mình, đồng thời tuyên bố rằng các phần tử thuộc mạng lưới chống
khủng bố quốc tế đang hoạt động ở Indonesia. Công luận Indonesia cho rằng quan điểm này của Washington là một mưu đồ nhằm chống lại Indonesia và sự căm giận thế giới phương Tây càng dâng lên. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến đặc thù của hoạt động khủng bố ở Indonesia. Yếu tố ngoại lai thứ hai có tác động đến tình hình khủng bố ở Indonesia là sự hiện diện của tổ chức khủng bố quốc tế Al – Qaeda ở Đông Nam Á. Tổ chức này đã lợi dụng tinh thần đồng đạo, sự hận thù đối với thế giới phương Tây của cộng đồng Islam ở Đông Nam Á, lôi kéo họ vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của “thánh Allah”. Các phần tử thuộc mạng lưới khủng bố quốc tế đã hỗ trợ lực lương khủng bố ở Đông Nam Á, trong đó có JI, về nhiều mặt, kể cả việc huấn luyện, đào tạo cách chế tạo bom cũng như giúp đỡ về tài chính. Xuất phát từ những đặc điểm trên, hoạt động khủng bố ở Indonesia trong những năm gần đây mang đậm chất bài ngoại. Cụ thể hơn, những vụ tấn công, đánh bom chủ yếu nhằm vào cơ sở, công dân của những cường quốc đã từng mắc nợ với người Muslim nói chung, với người Indonesia nói riêng. Nếu coi các cuộc bieur tình của người dân Indonesia là sự biểu thị sự phản đối chính sách của phương Tây một cách công khai, hợp pháp, thì hành động tấn công khủng bố là sự phản đối, trả thù một cách ngấm ngầm, bất hợp pháp của những kẻ cực đoan quá kích. Không lâu sau chuyến thăm Asean của ngoại trưởng Mỹ Collin Powell ngày 31 tháng 8 năm 2002, tại thịn trấn Irianjay của Indonesia đã xảy ra vụ tấn công làm 2 công dân Mỹ bị thiệt mạng. Tại Bali tối 12 tháng 10 năm 2002 đã xảy ra các vụ nổ bom ở gần lãnh sự quán Mỹ làm 202 người chết, trong đó có rất nhiều người nước ngoài. Sau khi Mỹ và đồng minh Irắc, ngày 5 tháng 8 năm 2003, khách sạn Mariot của Mỹ ở Jakarta bị đánh bom làm 12 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Sau vụ đánh bom lần thứ hai trên bán đảo Bali ngày 1 tháng 10 năm 2005, xảy ra gần khu vực gần nơi xảy ra vụ đánh bom lần trước cướp đi sinh mạng của 23 người và làm hơn 100 người khác bị thương. Phần đông nạn nhân của hai vụ đánh bom trên bán đảo Bali là người nước ngoài. Các phần tử khủng bố đã đưa ra một thông điệp rõ ràng cho hành động của họ, tức là họ quyết tâm thanh toán các khoản nợ với các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Australia.
Cộng đồng người Muslim ở trong nước cũng là một áp lực lớn đối với các nhà lành đạo Indonesia. Họ theo dõi xiết xao mọi hành động của chính quyền trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích quốc gia cũng như thế giới Islam. Thành thử trong vấn đề chống khủng bố, Chính phủ Indonesia rơi vào thế trên đe dưới búa, chịu áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong lúc các nước phương Tây gây áp lực để thúc ép Jakarta đi theo họ trong cuộc chiến tranh chống khủng bố thì dư luận trong nước lại đòi phải tránh xa những hành động tội ác của thế lực cường quyền. Trước thái độ hung hăng, cay cú của Washinhton với quan điểm “anh đi theo tôi hay chống lại tôi”, các nhà lành đạo Indonesia không muốn trở thành nạn nhân của hành đọng bạo lực như Apganistan hay Irắc. Họ cũng không muốn là nạn nhân của sự phẫn nộ của dân chúng trong nước, bởi nó sẽ làm tan vỡ sự nghiệp đổi mới đất nước, cản trở nghiệm trọng đến công cuộc chống khủng bố.
Như đã thấy, khủng bố tồn tại ở Indonesia đã lâu. Nhưng vấn đề trở nên nghiêm trọng sau khi hoạt động khủng bố cũng như cuộc chiến chống khủng bố
lan rộng, mang tính toàn cầu. Hoạt động khủng bố ở Indonesia có chiều hướng phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất. Nó gây ra nhiều thiệt hại về người và của, gây rối loạn an ninh, cản trở tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, chống khủng bố là chủ trương, quyết tâm của chính phủ Indonesia trong thời kỳ cải cách, nhất là thời kỳ cầm quyền của bà Megawati Sukarnoputri cho đến nay. Chiến lược chống khủng bố của Indonesia được BỘ trưởng phối hợp an ninh, pháp luật và chính trị được trình bày trước DPR Indonesia theo phương châm phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp hành động, cảnh giác và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Các nhà chức trách nước này luôn nhán mạnh không thể đối phó khủng bố với mọi biện pháp đơn giản mà phải bằng cách tiếp cận toàn diện. Chính sách này được cụ thể hóa bằng việc tăng cường tình nghiêm minh của pháp luật, củng cố hoạt động hợp đồng phối hợp giữa các bộ máy, cơ quan liên quan của chính phủ, tăng cường khả năng ủng hộ về chính trị, tham gia của công chúng và hợp tác quốc tế. Chống khủng bố là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển 5 năm của Indonesia giai đoạn 2004-2009. Cùng với nổ lực ngăn chặn các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, Chính phủ Indonesia còn tiến hành những giải pháp cần thiết để giải quyết những