Vấn đề xung đột tôn giáo – sắc tộ cở Indonesia

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 56 - 61)

3.2.1. Xung đột tôn giáo – sắc tộc ở Aceh những năm 1976 – 2005

Trong những năm gần đây, Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế giàu tiềm năng và phát triển năng động, cùng với vị trí địa lý – địa chiến lược quan trọng; điều hiển nhiên là Đông Nam Á đang là điểm đến của các nhà đầu tư, các tổ chức hợp quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cũng như là thời cơ để các quốc gia Đông Nam Á tận dụng vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, đằng sau tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là nhiều hệ quả ngoài ý muốn, đó là sự bất ổn về chính trị, mâu thuẫn tộc người và sự ly khai của một nhóm tộc người… Là một thành viên của khu vực, Indonesia cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung đó. Ở vị thế một quốc gia hải đảo, với hàng trăm dân tộc, sống rải rác trên hàng vạn hòn đảo lớn nhỏ thuộc bộ phận Đông và Nam Thái Bình Dương,

thời gian gần đây, Indonesia không ngừng phải đối diện với các phong trào đòi ly khai, các cuộc xung đột tôn giáo – sắc tộc ở Đông Timo, Maluku, Irian Giaya… Đặc biệt là cuộc xung đột kéo dài dai dẳng ở Aceh, một trường hợp phát triển tương đối dị biệt trong suốt chiều dài lịch sử quốc đảo Indonesia. Ở Aceh những năm 1998 – 2005 được coi là thời gian bùng nổ các cuộc xung đột, nhưng có căn nguyên và chính thức ra đời năm 1976, khi một thương gia địa phương là Teuku Hasann Tiro đứng ra thành lập phong trào Aceh tự do – viết tắt là GAM (Gerakan Aceh Merdeka). Mục đích và phản ứng của nó là công khai đòi tách Aceh trở thành một quốc gia độc lập. Phong trào lên đến đỉnh điểm qua các thời kỳ 1976 - 1979 và 1989 - 1991, biến thành các cuộc bạo động quy mô lớn. Điều này được lý giải bởi “nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột này có nhiều diểm khác nhau, nhưng chúng có điểm chung dễ thấy là ít nhiều có liên quan đến tôn giáo, dân tộc mà chủ yếu là Islam giáo” [47;74]. Quan điểm này dường như có lý vì “trong con mắt của người dân Aceh với đạo Islam là không thể chia cắt được, do đó, phong trào này có mục tiêu Hồi giáo” [12;280].

Đồng thời, Aceh cũng là địa bàn sinh sống của những tín đồ Islam giáo bảo thủ nhất của Indonesia, cho nên, khi Hasan Tiro thành lập GAM, nó là ngọn cờ tập hợp các chiến binh Islam giáo đấu tranh đòi độc lập khỏi Jakarta. Điều hiển nhiên là, tổng thống Suharto, một người xuất thân từ tầng lớp tướng lĩnh, nắm giữ quyền lực từ sau chính biến 1965 (bắt đầu từ năm 968 đến năm 1988), với quân đội trong tay, ông tổng thống đã không ngần ngại áp dụng chiến dịch “bàn tay sắc”, với sự thiết quân luật mạnh và triệt để. Các biện pháp của Suharto tỏ ra hiệu quả và cơ bản đã đập tan các cuộc bạo động, nhưng ông ta không giải quyết được triệt để vấn đề xung đột tại địa phương này.

Sau cuộc bạo động, từ năm 1991 cho đến năm 1998, chính quyền Suharto vừa tỏ ra mạnh tay và kiên quyết về vấn đền Aceh, vừa khôn khéo áp dụng biện pháp khoan hòa tôn giáo. Điều đó, thực sự đã góp phần làm lắng dịu phong trào ly khai tại vùng đất này, nhưng phong trào vẫn luôn âm ĩ tồn tại.

Khủng hoảng kinh tế - tiền tệ ở khu vực năm 1997 là đòn giáng mạnh vào sự ổn định kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Nó làm phá sản hoàn toàn tham vọng to lớn của “một vài nhà lãnh đạo cấp cao trong khu vực bị huyễn hoặc bởi những thành tích tăng trưởng kinh tế của nước mình, đã nảy sinh tham vọng lãnh đạo khu vực hay chí ít là chia sẻ sứ mệnh lãnh đạo Đông Nam Á” [48;7]. Đồng thời, “sự bất ổn về chính trị - kinh tế - xã hội trong một số nước, tâm lý và nhận thức về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, của chủ nghĩa bá quyền Mỹ, của những nhân tố tiềm ẩn đến an ninh, tạo phản ứng khác nhau trong dư luận công chúng và quan điểm lập trường chính phủ, đặc biệt trong thế giới đạo Islam mà Đông Nam Á là một khu vực chịu tác động lâu dài. Đông Nam Á là một khu vực có các quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo, có dân số theo đạo Islam nhiều nhất sau khu vực Trung Đông” [49;21,22].

Khủng hoảng về kinh tế dẫn đến đời sống đại bộ phận cư dân bị tác động, cộng với sự bất ổn về chính trị, xã hội là nhân tố bên ngoài gây khó khăn cho chính phủ Indonesia. Mâu thuẫn tộc người kết hợp với nạn tham nhũng, cộng với

“tập trung quyền lực và sự thống trị của chủ nghĩa thân tín hoặc chủ nghĩa bạn hàng không những góp phần tạo nên lỗ hỗng tài chính to lớn mà còn là nguyên nhân cơ bản tạo nên mâu thuẫn xung đột chính trị sâu sắc đang diễn ra” [50;10]. Điều đó góp phần làm suy yếu và tạo khủng hoảng đối với chính quyền của Suharto.

Đứng trước sức ép của quần chúng nhân dâm, tháng 5/1998, tổng thống Suharto buộc phải từ chức, sau 30 năm nắm giữ quyền lực, chấm dứt hoàn toàn “trật tự mới” của một nhà lãnh đạo lâu nhất châu Á thế kỷ XX. Sự sụp đổ của chính quyền Suharto là điều kiện thuận lợi để “các tổ chức Islam giáo cực đoan mới có điều kiện xuất hiện nhanh chóng với số lượng lớn” [29;49]. Mà những người kế vị Suharto là tổng thống Habibie (cầm quyền từ 21/5/1998 đến tháng 10/1999), rồi đến tổng thống Abdurrahma - Wahid (cầm quyền tù tháng 10/1999 đến 23/7/2001), kế tiếp là tổng thống Megawati – Sukarnoputri – con gái cựu tổng thống Sukarno (cầm quyền từ ngày 23/7/2001 đến 20/9/2004) và tổng thống đương nhiệm Susilo – Bambang – Yudhoyono (từ tháng 9/2004 đến nay) chưa thật sự đủ mạnh để có thể giải quyết tận gốc và thấu triệt vấn đề của Aceh nói riêng, và của các vùng khác trên lành thổ Indonesia nói chung.

Năm 1998, GAM đã đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi ly khai, các phần tử cực đoan lợi dụng khi Indonesia lâm vào khủng hoảng đã phát động nhiều cuộc xung đột làm 183 nhân viên an ninh và 660 dân thường thiệt mạng và ít nhất 43 người mất tích [51;72]. Mặc cho những thỏa thuận liên tục được ký kết, với sự nhượng bộ của chính phủ Trung ương vào các thời điểm: 12/5/2000; 18/6/2000; 9/12/2002; 26/12/2002; nhưng xung đột vẫn không ngừng leo thang. Điều đó, buộc chính quyền Jakarta phải áp dụng các biện pháp mạnh tay. Để lấy lại niềm tin với công chúng, đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Mỹ và chính quyền Anh, tổng thống Megawati Sukarnoputri, huy động 20.000 binh lính và 8000 cảnh sát để tiến hành chống phong trào ly khai 19-5-2003.

Trong vòng 2 năm (2003 - 2005), chiến sự ở Aceh diễn ra vô cùng ác liệt, các phần tử ly khai với khoảng 5000 tay súng, đã khôn ngoan trà trộn cùng dân thường Aceh, làm sự truy quét của quân đội Trung ương gặp rất nhiều khó khăn. Trong khoảng thời gian này, quân đội tuyên bố tiêu diệt được 2000 phần tử ly khai, đòng thời tỉnh Aceh luôn được đặt dưới lệnh giới nghiêm, kể cả các cơ quan cứu trợ và những hãng truyền thông nước ngoài cũng thường xuyên bị đóng cửa. Mặc dù, tổng thống Megawati Sukarnoputri được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tê, nhưng ông Arbi vẫn cảnh cáo: “chiến dịch quân sự của tỉnh này đã kéo dài hàng chục năm. Cho dù được gọi là thành công, nó cũng không thể nhổ tận gốc tu tưởng của những người muốn ly khai” [72]. Xung đột sẽ kéo dài không có hồi kết, nếu không có trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 26/12/2004 mà Aceh là điểm cuối của tâm trấn trong trận động đất khủng khiếp từ Ấn Độ Dương nên phần phía Tây của nó bị tàn phá ghê ghớm. Người ta ước tính có khoảng từ 130.000 đến 238.000 người đã chết và mất tích, và gần 500.000 người đã mất nhà cửa. Thiệt hại về sinh mạng và kinh tế là rất khủng khiếp, nó gây nên nỗi thương tâm không chỉ ở Indonesia, Đông Nam Á mà trên toàn thế giới. Điều đó, thúc đẩy

chính phủ Indonesia và thành viên của GAM xích lại gần nhau hơn để cùng giải quyết thiệt hại do thiên tai mang lại. Như một hệ quả tất yếu, các hoạt động giao tranh được hai bên tuyên bố chấm dứt. Từ đầu năm 2005 hai bên đã ngồi vào bàn đàm phán, đến ngày 15/8/2005, hai bên đã kí kết ngưng lại các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc tại địa phương này.

Tình hình Aceh đã lắng xuống, Aceh có quyền lợi là một “khu tự trị”, sự nhượng bộ của chính quyền Jakarta và GAM đa chấm dứt gần 30 năm xung đột dai dẳng, làm thiệt hại hơn 10.000 sinh mạng trong đó hơn một nửa là dân thường, cùng với những thiệt hại về kinh tế cũng như sự bất ổn về chính trị, xã hội triền miên.

3.2.2. Giải pháp cho vấn đề Aceh ở Indonesia

Aceh trong tiến trình lịch sử của mình luôn tồn tại và phát triển như một quốc gia hoặc một khu tự trị độc lập. Trước khi thực dân phương Tây đến Đông Nam Á, Aceh đã từng là một quốc gia hùng mạnh có thế lực trong khu vực như triều đại của vua Iskandar Muda (1607 - 1636). Cho đến trước khi gia nhập nước Cộng hòa Indonesia, Aceh vẫn là một khu vực hành chính riêng biệt, có lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm oanh liệt và trên thực tế chuqa bao giờ trở thành thuộc địa theo đúng nghĩa của nó. Khi Indonesia rơi vào tay thực dân Hà Lan, các nhà lãnh đạo và nhân dân Aceh đã bền bỉ chống ngoại xâm và Hà Lan chưa bao giờ chiếm được hoàn toàn Aceh và đã rút lui khỏi lãnh thổ Aceh vào năm 1942. Thời kỳ phát xít Nhật chiếm đóng Indonesia, Aceh vẫn là miền đất tự trị cao và khi Nhật đầu hàng, Hà Lan quay trở lại Indonesia thì Aceh lại là miền đất duy nhất của Indonesia chưa bị Hà Lan chiếm lại và trở thành trung tâm của cách mạng chống lại Hà Lan của Indonesia. Chính vì Aceh luôn giữ được chủ quyền của mình mà có những học giả như Lukman Thaib cho rằng việc Hà Lan ký “hiệp định Hội nghị bàn tròn” với Indonesia vào ngày 27/12/1949, trong đó Hà Lan trao “chủ quyền” về Aceh cho chính phủ mới của Indonesia ở Jakarta là không có cơ sở. Như vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, Aceh luôn luôn tồn tại độc lập và ý thức cộng đồng về một miền đất độc lập, tự Đông Nam Á đã được hình thành và củng cố theo thời gín. Khi sáp nhập vào Cộng hòa Indonesia thì Aceh ban đầu có vị thế là một khu tự trị, sau là vị thế một tỉnh của Indonesia, nhưng khi quy chế của Aceh bị bãi bỏ và Aceh bị sáp nhập vào tỉnh Sumatra thì người dân Aceh cảm thấy mình bị phản bội, bị đẩy ra ngoài lề. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh đòi độc lập của họ.

Thứ hai, khi Islam giáo xâm nhập vào Indonesia thì Aceh là một trong những trung tâm Islam lớn nhất của nước này. Khác với những tín đồ Islam ở các khu vực khác của Indonesia, người Muslim Aceh rất mộ đạo. Trên đất Aceh đã từng tồn tại những tiểu quốc Islam mạnh mẽ và có thế lực lớn không chỉ ở Indonesia mà có ảnh hưởng mạnh cả trong khu vực. Khi thực dân phương Tây đến xâm chiếm Indonesia, giới lãnh đạo và người dân Aceh dương cao ngọn cờ Islam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đè bảo vệ nền độc lập của mình và cũng là để bảo vệ tôn giáo mình. Sau khi giành được độc lập, giới tinh hoa Aceh cũng như nhiều đảng phái Islam khác nuôi ý tưởng đưa Indonesia trở thành nước Islam và

nâng cao vai trò của Islam trong đời sống chính trị cũng như văn hóa xã hội của đất nước. Thế nhưng, Indonesia đã trở thành một nước Cộng hòa, một nước đi theo con đường thế tục và Pancasiala trở thành hệ tư tưởng của quốc gia. Người Aceh đã thất vọng và bất bình khi thấy Islam – biểu tượng cố kết cộng đồng của họ bị đặt ra ngoài lề cuộc sống của đất nước. Vì thế, khôi phục lại vị thế của Islam, đưa Aceh trở thành một quốc gia độc lập đã trở thành một trong những mục tiêu của phong trào ly khai của khu vực này. Trong khi đó, chính phủ Sukarno đã tăng cường sử dụng các công cụ nhà nước để kìm chế các yêu cầu của Islam và ngăn chặn xung đột tôn giáo. Chính các chính sách này đã góp phần làm củng cố thêm bản sắc tôn giáo của người Aceh. Vấn đề nhà nước Islam đã là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với quan điểm của chủ nghĩa dân tộc Indonesia. Phong trào Darul Islam đã theo con đường mòn của khởi nghĩa vũ trang để sáng lập nhà nước Islam và đã bị thất bại bởi sự trấn áp của lực lượng vũ trang Indonesia. Vấn đề nhà nước Islam đã được giải quyết bằng bạo lực. Sukarno chuyển chấm dứt sang chống những người theo chủ nghĩa Islam bằng cách cấm đảng Masyumi, đình chỉ hội đồng lập hiến, và thay thế hệ thống chính trị dân chủ tự Đông Nam Á bằng chế độ độc đoán Dân chủ có chỉ đạo. Sau đó, chế độ Trật tự mới tiếp tục đàn áp Islam và loại bỏ các yêu cầu về nhà nước Islam đồng thời đẩy mạnh hệ tư tưởng Pancasila thay thế. Vì lý do trên mà Islam có một ý nghĩa quan trọng trong phong trào ly khai của người Aceh.

Qua đó, có thể thấy rằng chính phủ Indonesia từ thời Sukarno đến thời Megawati đã áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề Aceh, từ bạo lực đến đàm phán hòa bình ròi lại từ thương lượng đến bạo lực, nhưng không giải quyết được vấn đề mà càng làm cho nó phức tạp thêm. Từ chỗ người Aceh yêu cầu quy chế tỉnh, rồi tự trị đặc biệt trong khuôn khổ nước Cộng hòa Indonesia, sau đó đã đề nghị nền độc lập của Aceh bên ngoài nước Cộng hòa. Không phải Indonesia không đủ lực lượng để dẹp yên các cuộc bạo động ở các địa phương trong nước, mà vấn đề là dẹp yên bạo động rồi làm sao duy trì được nền hòa bình lâu dài ở đó. Đấy mới là mấu chốt của vấn đề. Trong khi đó, một trong những mục tiêu mà các đời của tổng thống Indonesia theo dduoir đó là duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia trong khuôn khổ nước Cộng hòa. Vì vậy, Chính phủ Indonesia kiên quyết chống chủ nghĩa ly khai và không chấp nhận giải pháp tổ chức trưng cầu dân ý ở Aceh như tổng thống Habibie đã làm ở Đông Timor, bởi vì, như vậy người Aceh càng có cơ hội để thực hiện ý nguyện độc lập của mình.

Một trong những vấn đề bức xúc của người Aceh là vị thế của Islam trong nước Cộng hòa. Đối với Indonesia, nơi có trên 80 dân số là tín đồ Islam, thì việc tôn trọng những giá trị tinh thần và văn hóa của tôn giáo này là cần thiết. Đến nay cuộc xung đột đã chấm dứt, hòa bình được lập lại, Aceh được hưởng quy chế tự trị trong khuôn khổ quốc gia Indonesia, chắc hẳn người Aceh đã hài lòng với việc nhà nước Indonesia cho phép luật Islam được thực thi trong một số lĩnh vực như tôn giáo, giáo dục tôn giáo và hôn nhân gia đình… như nhiều nước khác trên thế giới vẫn tiến hành để bảo đảm tự Đông Nam Á tín ngưỡng cho người theo đạo.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w