Islam giáo trong tập tục tang ma

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 50 - 51)

Người Indonesia luôn luôn quan niệm có một thế giới vô hình cho những linh hồn luôn tồn tại song song với thế giới người sống và họ tin rằng sau khi chết, con người sẽ được trở về với thánh Allah. Do vậy, họ không hề sợ hãi và đặt nặng vấn đề trước cái chết của mình. Việc tiến hành tang lễ cho người chết được tiến hành theo luật Islam giáo. Khi một người Muslim gần kề cái chết trong những hơi thở cuối cùng, cùng với những người xung quanh phải đọc thuộc lòng Surat Yassin. Sau khi chết những người thân trong gia đình sẽ tiến hành tắm rửa cho người chết, trong đó theo quy định của luật Islam trừ người vợ hay chồng của người chết, thì chỉ người đàn ông mới được tắm cho người đàn ông đã qua đời và ngược lại chỉ người phụ nữ mới được tắm cho người phụ nữ đã qua đời. Sau khi rửa cơ thể người chết được bọc trong tấm vải trắng. Sau đó người ta tiến hành cầu nguyện do một Imam chủ trì được gọi là Salat al - Janazah, mục đích của việc cầu nguyện là để ân xá cho người chết và các tín đồ đã chết. Sau đó người ta tiến hành chôn cất người chết theo những quy định của cộng đồng Islam giáo.

Căn cứ vào quy định của Islam giáo, người Muslim thực hành nghi thức thổ táng, chôn cất nhanh chóng, người chết sau không quá ba ngày sẽ được đem đi mai táng. Nhưng ở người Muslim tại Indonesia thì hình thức tang lễ lại rất đa dạng, tập tục cho lễ tang cũng phong phú và không trùng lặp. Tại Java, đại đa số là người dân Muslim, tang lễ thông thường là mang người chết quấn trong tấm vải trắng mà không cần bất cứ một quan tài nào, vì như vậy theo quan niệm của người Islam giáo thi thể nhanh chóng tan vào lòng đất và người chết sẽ được sớm lên thiên đường. Huyệt mộ phải đào sâu sao cho khi thánh Allah gọi và người chết ngồi dậy thì đàu không cao hơn mặt đất. Chân người chết được chôn theo hướng về thánh địa Mecca. Sau khi chôn cất xong các Muslim lại tiến hành cầu nguyện để yêu cầu sự tha thứ cho người đã chết, mong người chết sớm trở về với thánh Allah. Phụ nữ có thể tham gia việc đưa người chết đến nơi chôn cất, có thể đến nơi mộ chí. Và trong đám tang thì không được khóc, bởi vì theo suy nghĩ của người Islam giáo cho rằng khóc sẽ làm cản trở linh hồn người chết trở về thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng. Vào ngày lễ Idul Adha là ngày mà các tín đồ Islam giáo tưởng nhớ đến tổ tiên của mình vào ngày này họ thường đến viêng thăm mồ mả tổ tiên và làm lễ cầu nguyện cho những người đã quá cố.

Tại Indonesia, còn có một vùng đất được gọi là quê hương của thượng đế hoặc còn gọi là quê hương của những linh hồn bất diệt. Những người ở khu vực đó có truyền thống chôn cất người chết ở trong các vách núi. Tuy nhiên, trong số họ cũng có rất nhiều người theo Islam giáo, nhưng truyền thống chôn cất người trong những khe núi thì vẫn được bảo lưu. Họ tin tưởng vách núi có thể khiến cho linh hồn người chết được lên thiên đường, khiến cho linh hồn người chết cùng với linh

hồn người sống có thể giữ được sợi dây liên hệ. Người chết có thể ngày đêm bảo vệ và phù trợ cho những cánh đồng lúa, đuổi những lực lượng tà ma làm hại con người.

Truyền thông Islam giáo ở Indonesia còn gắn thêm vào những nghi lễ Islam giáo nhiều tập tục, lễ nghi khác, đánh giấu từng giai đoạn trong chu kỳ sống của mỗi người từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi trở về với Thượng đế. Tất cả các nghi lễ đó về cơ bản đã được thực hiện theo tập tục truyền thống địa phương, nhưng bao giờ cũng được kèm theo những thể thức của Islam giáo, trong đó nhất thiết cần phải có lễ đọc kinh Koran và cầu nguyện. Ngoài ra, ở khu vực này, các chức sắc Islam giáo còn có thể thực hiện các chức năng của các thầy phù thủy hoặc thầy cúng chuyên thực hiện các nghi lễ tôn giáo dân gian, điều này cũng thể hiện sự khác biệt của Islam giáo ở đây với Islam giáo ở Trung Đông. Các chức sắc Islam giáo như Imam hay Ulama ở khu vực nông thôn có thể thực hiện các nghi lễ Islam giáo vừa đóng vai trò thầy cúng, hoặc thầy mo chữa bệnh. Tuy nhiên, các thầy mo này không chỉ dùng cây cỏ và thần chủ để chữa bệnh, hoặc xua đuổi tà ma, mà còn thêm vào thứ thuốc cổ truyền một vài trang giấy có Indonesia các câu thơ Arập được xé thành từng mảnh nhỏ. Một số Ulama còn nổi tiếng về các môn võ truyền thống (Silat) và còn có rất nhiều môn đệ ở cả thành thị và cả nông thôn. Nhiều người tin rằng, Silat kết hợp với lòng từ bi của Allah sẽ giúp cho người ta có sức mạnh siêu nhiên tránh được sự tấn công của ma quỷ và kẻ thù. Bên cạnh đấy tính hài hòa tôn giáo cũng được thể hiện tương đối rõ rệt đời sống tôn giáo của người Muslim. Vào những giai đoạn quan trọng của đời người như: sinh, lão, bệnh, tử, mùa màng, đổi tên, di chuyển chỗ ở, khai nghiệp… mọi người đều cử hành những yến hội và khi đó cần mời những người gia đình mình, không kể người đó có phải là bạn bè thân thiết hay là người đó có cùng tôn giáo tín ngưỡng hay không. Trong trường hợp này, bất kể người nào cũng được xem trọng, mọi người đều bình đẳng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w