Islam giáo trong nền giáo dục Indonesia

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 51 - 55)

Giáo dục Islam giáo ở Indonesia có lịch sử lâu đời. Sự xuất hiện của Islam giáo vào thế kỷ VII đã đánh dấu sự khởi đầu của việc thành lập nền giáo dục Islam giáo. Trong cuốn sách “Indonesia của chúng tôi” [55] của Nurcholish Madjid lập luận rằng: thương nhân Islam giáo Ba Tư, Ấn Độ, Arập đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá, hình thành nên các vương quốc Islam giáo trên khắp các bán đảo Indonesia. Bên cạnh đó, các thương nhân cũng trở thành các giáo viên giảng dạy và truyền bá kinh sách, luật của Islam giáo cho một xã hội rộng lớn ở Indonesia. Các địa điểm thương mại hay nhà ở của họ trở thành nơi để giảng dạy và truyền bá kinh sách của Islam giáo, nó được gọi là “pondok”, nơi mà người dân đến để học tập và nhận những lời khuyên tôn giáo. Từ đó trở đi các pondok phát triển thành các tổ chức giáo dục Islam giáo mà hiện nay nó tập trung trong hai trường học nổi tiếng như pasentren và madrasah, với việc thiết lập nên một hệ thống giáo dục đặc biệt. Đối với các thương nhân Islam giáo việc truyền bá và giảng dạy kinh Coran và luật Islam trở thành một nhiệm vụ cốt lõi trong quá trình truyền bá của họ. Nhà tiên tri Mohammed đã chỉ dạy rằng: “Dạy, dù nó chỉ một

từ”. Dựa trên nguyên tắc này, giảng dạy trở thành một nhiệm tất yếu đối với các tín đồ Islam giáo bởi vì đó là một nhiệm vụ trong hành trình đến với thánh Allah. Mục đích cuối cùng của giáo dục Islam giáo là nhằm dạy các tín đồ những quy định, luật Islam và quan trọng hơn hết là nhằm hướng các tín đồ thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ mà thánh Allah đã chỉ dạy.

Từ sau khi giành được độc lập, hệ thống giáo dục Indonesia có những bước chuyển đổi cơ bản. Indonesia đã khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục như là phương tiện để đạt được và duy trì sự thống nhất dân tộc, đáp ứng các nhu cầu phát triển đất nước. Vì vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, việc mở rộng giáo dục sẽ là tiền đề để xóa dần ranh giới giữa thành thị và nông thôn, giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế và giáo dục giữa những người nghèo và người giàu. Thông qua giáo dục đào tạo, người dân sẽ được nâng cao tay nghề, năng lực quản lý kinh tế và có thể tham gia tích cực vào các khu vực kinh tế hiện đại thay vì lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, một khu vực kinh tế còn lạc hậu và mang lại hiệu quả thấp. Thế nhưng trong bối cảnh đa dân tộc và đa tôn giáo, nền giáo dục cũng mang những đặc thù riêng, phù hợp với thực trạng đất nước. Trong đó, việc mở trường học và giảng dạy đạo Islam có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tôn giáo quốc gia cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa tôn giáo. Tuy nhiên người Muslim Indonesia gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu nền giáo dục mới, bời vì họ rất coi trọng giáo dục Islam truyền thống. Giáo dục Islam truyền thống trong xã hội Indonesia bao gồm giáo dục đạo đức trong gia đình và giáo dục tại sở trường. Trong gia đình người Muslim dạy con cháu mình sống theo những tiêu chuẩn đạo đức Islam, đặc biệt tôn trọng và thực hiện những nghĩa vụ cơ bản đối với Islam. Hệ thống giáo dục trường học Islam bao gồm hai loại: Pasentren và Madrasah. Pasentren là trường học nội trú Islam giáo, trường này tự quản lý việc huấn luyện của họ chủ yếu dựa vào tính tự lực, là một trong hai hệ thống giáo dục lớn phần lớn phát triển ở nông thôn. Trong đó học sinh và cùng sống với nhau tạo thành một cộng đồng, các trường này chủ yếu cung cấp kiến thức về Islam, dạy tiếng Arập, đọc kinh Coran và giải thích nghĩa các đoạn kinh viết bằng tiếng Arập nên học sinh tốt nghiệp không đủ trình độ theo học các trường khoa học và kỹ thuật quốc gia ở cấp cao hơn. Các trường học cách tân (Madrasah) phổ biến ở các thành phố và được coi là là các trường trung học. Đây là các trường Islam xuất hiện trong phong trào cách tân Islam ở các nước Arập, đặc biệt là ở Ai Cập, sau này được áp dụng ở Indonesia. Nhận thấy những khuyết điểm trong nền giáo dục Islam, các nhà khai sáng Islam đã thực hiện một cuộc cải cách trong giáo dục Islam thông qua việc đưa các chương trình giáo dục mới vào dạy ở các trường Islam truyền thống. Trong các trường này, bên cạnh học các kiến thức về Islam, học sinh còn được học các kiến thức tự nhiên và xã hội. Để thỏa mãn nhu cầu giáo dục cho người Muslim chính phủ đã tăng cường tài trợ cho hệ thống giáo dục và giảng kiến thức Islam trong các trường Islam, ngoài ra chính phủ còn hướng chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với chương trình giảng dạy của các trường quốc gia. Không chỉ quan tâm đến sự phát triển của hệ thống giáo dục Islam cho người Muslim, mà xuất phát từ quan điểm đồng nhất Islam với

quyền lợi của người Muslim chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến giáo dục Islam thông qua việc đưa các chương trình giảng dạy về lịch sử Islam và văn hóa Islam vào chương trình giảng dạy của các trường tiểu học, trung học, kể cả đại học và cao đẳng.

Trong sự nghiệp giáo dục Islam và nâng cao vai trò của Islam trong đời sống chính trị, cũng như văn hóa - xã hội của Indonesia có sự đóng góp to lớn của giới trí thức Islam (tên Arập là Ulama). Trước đây, trong xã hội Islam truyền thống, người ta thường nói đến hai loại quyền lực. Loại thứ nhất là quyền lực của các Sultan và hoàng tộc, loại thứ hai là quyền lực của Ulama. Ulama là những người hiểu biết sâu rộng về tôn giáo, cả về giáo lý và tập tục, hiểu biết về pháp lý, thậm chí cả các kiến thức về thiên văn học để tính thời gian cầu nguyện và thời gian trai giới theo lịch Islam. Ulama có thể đọc lời nguyền, làm lễ cầu nguyện trong các nghi lễ thuộc các hoạt động xã hội và các nghi lễ của các tư gia trong các dịp hiếu, hỷ, được hỏi ý kiến và đưa ra các lời khuyên, phân xử các vấn đề tranh cãi ở địa phương. Trong số các Ulama, những người làm giáo viên tôn giáo (guru agama) có vai trò rất quan trọng. Nhờ mối quan hệ thầy trò và các thiết chế trường tôn giáo mà kiến thức tôn giáo và xã hội được lưu truyền, đảm bảo cho Islam được duy trì và phát triển. Trong xã hội, các giáo viên tôn giáo được kính trọng và có uy tín rất lớn đối với mọi tần lớp nhân dân. Thông qua học sinh của mình, Ulama có ảnh hưởng về mọi mặt đối với các bậc phụ huynh, những người cũng đã từng là học sinh của các trường Islam Pasentren, hoặc chí ít cũng là học sinh bán trú của một guru nào đó.

Ở các vùng nông thôn, Ulama là những người xã hội hoạt động tương đối độc lập. Với tư cách là giáo viên, họ chỉ có trách nhiệm chủ yếu đối với những học sinh của mình. Vào đầu thế kỷ XIX, các trường học kinh Koran chỉ có một số học sinh tập hợp lại xung quanh một thầy giáo mà cha mẹ chúng tin tưởng giao phó cả thể xác lẫn linh hồn con em mình để học kinh Koran. Ngoài việc học thuộc kinh từ đầu đến cuối, học sinh còn được học về luật Islam và tính duy nhất của Thượng đế (Tauhid), “nhờ các giáo viên tôn giáo này mà các thế hệ người Muslim biết đọc và viết chữ Jawi”. Các giáo viên ở các trường Islam này thường là các Imam. Trong các trường này, học sinh không chỉ học đọc kinh Koran, mà còn học các nguyên tắc cơ bản về cầu nguyện, về trai giới, về đóng góp Zakat và những nghĩa vụ khác của một tín đồ Islam thực thụ. Ngoài các học sinh nhỏ tuổi, những giáo viên Islam nổi tiếng còn có các học sinh lớn tuổi đến nghe giảng về tôn giáo để nâng cao nhận thức của mình về đời sống tôn giáo cũng như đời thường.

Khác với Ulama ở nông thôn, một số Ulama ở các cung đình và các thành phố, ngoài việc dạy học, họ còn có thể tham gia các hoạt động chính trị trong các Tổ chức Islam giáo lớn ở Indonesia. Trong xã hội Islam, Ulama còn được xem là quý tộc (Mulia), bởi vì bản thân họ là những người giàu có, đôi khi lại có quan hệ hôn nhân với các gia đình quý tộc và Hoàng gia, nên được coi là ngang hàng với các gia đình này về địa vị xã hội. Không những thế, Ulama là những người học rộng, uyên thâm nên rất có uy tín trong cộng đồng tôn giáo. Trong số những người Ulama có kiến thức uyên thâm, thì những người có các mối quan hệ với Trung

Đông thông qua mối quan hệ với tư cách là giáo viên tư, người họ hàng, quan hệ hôn nhân, đặc biệt là những người có bằng cấp đại học do các trường đại học có uy tín của các nước Arập cấp rất được xã hội coi trọng.

Như vậy, với kiến thức uyên thâm về Islam, sự giàu có và uy tín trong nhân dân, Ulama là một bộ phận tinh hoa trong xã hội. Họ có địa vị quan trọng tương đương với những người thuộc nhóm tinh hoa thế tục, đặc biệt là những người lãnh đạo ở nông thôn và các quan chức chính phủ.

Không những thế, Ulama còn được xem là một lực lượng chính trị. Họ tập hợp thành một nhóm người ủng hộ nguyên trạng, ủng hộ các sultan, những người trong Tổ chức Islam của chính phủ, hoặc là những nhà hoạt động chính trị khác. Do có vai trò và uy tín lớn trong các trường học và nông thôn, họ có tác động rất hiệu quả đến quá trình phát triển chính trị trong nước. Một số Ulama tham gia các đảng phái chính trị, đặc biệt là trong đảng Nuhdlatul Ulama (NU). Các tổ chức chính trị này mở rất nhiều trường học, thư viện công cộng, bệnh viện, các trường đại học nhằm đào tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai. Thông qua ảnh hưởng của mình đối với các đảng phái đối lập, Ulama tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội và chính trị dưới danh nghĩa bảo vệ tôn giáo, chống lại những học thuyết phi Islam, hoặc những xu hướng đi trệch đường lối của tôn giáo này, đặc biệt là trong các chiến dịch vận động bầu cử.

Tóm lại, Ulama Islam có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và truyền bá các kiến thức Islam, giúp cho tôn giáo này tồn tại và phát triển trong bối cảnh của một nước đa dân tộc và đa tôn giáo như Indonesia. Không những thế, họ còn có địa vị xã hội đáng tôn kính và tham gia tích cực vào mọi hoạt động chính trị tron nước và quốc tế. Nhờ chức năng và phạm vi hoạt động xã hội rộng rãi này mà Ulama đã thực sự là tầng lớp trung gian, là sợi dây liên hệ giữa tầng lớp nhân dân lao động và giới lãnh đạo trong quá khứ và hiện tại.

Cũng chính nhờ sự đóng góp to lớn của các Ulama và sự cố gắng của chính phủ Indonesia, hệ thống giáo dục Islam của nước này đã được cải tiến nhiều để đáp ứng nhu cầu gìn giữ văn hóa truyền thống, đồng thời bước đầu thỏa mãn đòi hỏi cấp bách của xã hội trong việc cung cấp nhân lực có trình độ khoa học và kỹ thuật cao, phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước và công bằng xã hội. Giáo dục Islam đóng góp một phần quan trọng vào việc củng cố ý thức tôn giáo của người Muslim ở Indonesia, duy trì và phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa Islam.

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH ISLAM GIÁO HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA3.1. Tình hình đạo Islam ở Indonesia hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w