Islam giáo trong nghệ thuật truyền thống Indonesia

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 44 - 46)

Có thể nói loại hình biểu diễn rối bóng là một trong nhiều yếu tố văn hóa điển hình của khu vực châu Á, trong đó nổi bật là loại hình sấn khấu rối bóng Wayang truyền thống của Indonesia. Indonesia là một nước có nền văn hóa phong phú, nhiều màu sắc dân tộc, nền văn hóa này vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang bản sắc văn hóa tôn giáo, điển hình cho nền văn hóa phong phú đó là nền nghệ thuật biểu diễn rối bóng truyền thống của Indonesia – sân khấu rối bóng Wayang kulit. Theo tiếng Indonesia, từ “Wayang” có nghĩa là “bóng” hay “con ma”; “kulit” có nghĩa là “da” – tức những con rối được làm từ da. Xuất phát từ tên gọi của nó và những cứ liệu về nguồn gốc ra đời mà các học giả Indonesia đã khẳng định loại hình sân khấu rối bóng của Indonesia được bắt nguồn từ nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, từ yếu tố tâm linh của con người châu Á. Loại hình nghệ thuật này xuất hiện vào những thế kỉ đầu công nguyên, và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ X – XI. Thời kì hưng thịnh nhất của kịch rối bóng chính là thế kỷ XII. Quê hương của kịch rối bóng là hòn đảo Java, sau này được truyền rộng sang đảo Bali, phát triển mạnh ở phía Đông.

Xuất phát ban đầu của loại hình rối bóng này, nội dung biểu diễn của nó chính là loại hình rối bóng bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, khi Ấn Độ giáo truyền bá vào Indonesia thì nội dung biểu diễn của sân khấu rối bóng phong phú hơn và đã bị thay đổi Wayang bản địa để truyền bá tín ngưỡng của mình, hầu hết nội dung biểu diễn của nó được lấy từ hai sử thi nổi tiếng là Mahabharata và Ramayana Khi Islam giáo được truyền bá vào Indonesia, việc vẽ tranh nói chung và vẽ các vị Thần hoặc Thần trong hình dạng con người đã bị ngăn cấm, đây chính

là tiền đề cho sự ra đời của kịch rối bóng. Vua Raden Patah của Demak, người Java muốn được xem rối Wayang theo kiểu truyền thống, nhưng đã bị thất bại bởi sự không cho phép của những nhà lãnh đạo Islam giáo. Nhằm phục vụ nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt tâm linh, người dân Indonesia đã bắt buộc đi tìm một hình thức khác. Và, như một sự lựa chọn định mệnh, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã cải biến kịch rối Wayang Golek thành kịch rối bóng Wayang Purwa với những chú rối có cánh tay, được làm bằng da, và chỉ được phô ra những cái bóng thay vì chính hình dạng của nó. Những con rối chỉ được xuất hiện dưới dạng những chiếc bóng, đó chính là sự ra đời loại hình sân khấu kịch rối bóng Wayang Kulit mà ngày nay gọi là Wayang Purwa.

Sau này, chính sự pha trộn giữa tín ngưỡng và kịch Wayang Kulit đã được ca ngợi như là sự kết hợp hài hòa giữa Islam giáo và văn hóa truyền thống Indonesia. Những hình ảnh của rối Wayang cũng đã được đưa vào trong tranh vẽ, ví dụ như những bức tranh được vẽ trên nóc tường nhà của cung điện Klungkung, Bali. Có thể nói rằng, lúc bấy giờ Islam giáo đã có tác động mạnh mẽ đến kịch nghệ Indonesia, tôn giáo này đã tạo nên một hình thức biểu diễn mới đối với nghệ thuật rối bóng truyền thống Indonesia. Việc xuất hiện đạo Islam trong xã hội Indonesia là một minh chứng cho sự thay đổi về tín ngưỡng cũng như thái độ người dân trong việc tiếp thu đạo Islam.

Sân khấu rối bóng Wayang Kulit có nội dung và chức năng biểu diễn mang tính lễ nghi tôn giáo, sau khi ngày càng phát triển trong nền nghệ thuật Indonesia, nó đã sớm trở thành một phương tiện mang ý nghĩa giáo dục có tính hướng dẫn về đạo đức, một phương tiện truyền tải những thong điệp, gửi những lời nhắn đến công chúng, và nó còn trở thành một phương tiện giao tiếp rất hiệu quả của đông đảo quần chúng nhân dân.

Loại hình nghệ thuật này rất phát triển ở Java và Bali. Về nội dung của kịch rối bóng Wayang Kulit thì nó bao gồm tất cả những vở có nguồn gốc từ cổ chí kim. Trong kho tàng cốt truyện ấy có hàng trăm cốt truyện khác nhau, trong đó có thể nói đạo Islam cũng trở thành một chủ đề của các vở kịch rối Wayang Kulit. Như tại Java tập thơ Menak kể lại câu chuyện phiêu lưu của Amir Hamzah, cậu của Mohammed, người có sức mạnh đạo đức từ đạo Islam. Người ta cho rằng những câu chuyện này do một vị thủ lĩnh người Java sáng tác ra vào cuối thể kỷ XVI để truyền bá đạo Islam. Bối cảnh của những câu chuyện này được đặt ở từ Arập tới châu Âu và bao gồm cả những nhân vật lịch sử và thần thoại.

Như vậy, nghệ thuật rối bóng Wayang Kulit không đơn thuần là một hình thức giải trí hay chỉ là một vở kịch rối mà nó đã trở thành “một cái bóng của cuộc sống con người”, là một nơi cầu nguyện với mục đích tôn giáo thiêng liêng. Sân khấu rối bóng Wayang Kulit đều có mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo, đó là một hoạt động thiêng liêng mang tính tôn giáo, luôn gắn liền vời đời sống tinh thần của người dân. Từ một buổi biểu diễn rối bóng, người ta có thể suy nghĩ và cảm nhận được cuộc sống của con người như thế nào từ khi sinh ra cho đến lúc khuất núi. Hành trình của cuộc sống con người là một cuộc sống đấu tranh không ngừng nhằm bảo vệ lẽ phải và nhằm đánh bại những cái xấu

xa. Từ buổi biểu diễn rối, chúng ta có thể nhận những thông điệp cần phải sống sao cho thất tốt, một cuộc sống “ tốt đời đẹp đạo” để nhận được những điều tốt lành từ thánh Allah. Với những nghi thức tôn giáo, với những lời cầu xin và lễ tạ, con người mong muốn niềm hạnh phúc cho mọi người, tránh những điều xấu trong cuộc sống, đồng thời cùng biểu hiện niềm tin của con người vào sự phù trợ của các đấng thần linh tối cao.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w