Cũng như ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật tạo hình của Indonesia từ thế kỷ XV trở lại đây đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của đạo Islam. Do lệnh cấm tạo hình người và vật của Islam giáo mà nghệ thuật điêu khắc và hội họa của Indonesia dường như đã bị chững lại, dành chỗ cho nghệ thuật kiến trúc phát triển, trong đó kiến trúc thánh đường là một loại hình tiểu biểu. Kiến trúc thánh đường Islam giáo ở Indonesia có những nét riêng, độc đáo, khá khác biệt với các mô hình kiến trúc nhà thờ tháp vòm ở Trung Đông, được xây dựng ở mỗi làng, xã của cư dân như một dấu hiệu riêng biệt khẳng định không gian của Islam giáo. Trong mỗi làng đều có thánh đường nhỏ, mỗi làng lớn có thể có thánh đường lớn, còn ở các làng nhỏ thì có thánh đường nhỏ. Thánh đường không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cả cộng đồng, trước hết là để các tín đồ nghe giảng kinh, tiếp nữa là để hội họp, bàn bạc các vấn đề có liên quan đến cộng đồng tôn giáo.
Về phương diện kiến trúc, thánh đường Islam giáo ở Indonesia và thánh đường Islam giáo ở Trung Đông có những chỗ không giống nhau. Do khu vực Indonesia là khu vực nhiệt đới, vì thế nên các thánh đường ở khu vực nông thôn phần lớn là tòa nhà có nến móng cao. Vào mỗi thời kì khác nhau, kiến trúc các thánh đường Islam giáo đã phải trải qua nhiều biến đổi khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên thì kiến trúc thánh đường Islam giáo còn mạng đậm ảnh hưởng của kiến trúc cung điện, các thánh đường này thường có nhiều lớp mái và chóp mái có trang trí hình chiếc vương miệng, bên trong được thiết kế như nội thất của các cung điện. Tuy vậy, những hạt nhân của kiến trúc thánh đường Islam giáo vẫn thể hiện những nguyên tắc Islam giáo như: khu vực lễ bái đều hướng về thánh địa Mecca, bốn bức tường đều được trang trí bằng những đoạn kinh Koran, kiến trúc trong nhà thờ điều có tòa nhà làm lễ và tòa nhà nguyệt vọng. Trong giai đoạn thuộc địa Hà Lan xâm chiếm khu vực này thì kiến trúc các thánh đường Islam giáo đã có những thay đổi nhất định, có xu hướng quay vế với cội nguồn của mình ở Trung Đông.
Từ sau khi giành được độc lập, nhiều thánh đường được xây dựng theo mô típ kiến trúc Islam giáo ở Trung Đông và còn xuất hiện thêm các thánh đường mới được xây dựng theo phong cách mới, trong đó có các yếu tố kiến trúc dân gian kết hợp với các yếu tố hiện đại. Hiện nay, các thánh đường Islam giáo ở Indonesia đều mang phong cách đặc trưng của Islam giáo với thiết kế mái vòm lớn ở trung tâm hình khối nhà chữ nhật. Để tạo ra khoảng không rộng lớn, mái vòm có đường kính cực lớn và được nâng đỡ bởi hàng chục cột trụ. Không gian cầu nguyện là phần sàn hình chữ nhật và trải rộng ra cả bốn tầng ban công. Các thiết kế nội thất bên
trong đều là đồ cao cấp, được bài trí hết sức đơn giản và sạch sẽ. Trên thánh đường chính là một kim loại lớn ghi tên thánh Allah bên phải và nhà tiên tri Mohammed bên trái theo tiếng Arập. Tiêu biểu cho phong cách trên là thánh đường Islam giáo quốc gia Indonesia Islaqlal. Nhà thờ này được xây dựng nhằm mục đích kỷ niệm ngày người dân Indonesia giành được độc lập, như lòng biết ơn của đất nước đối với sự phù hộ của Thiên Chúa cho đất nước Indonesia giành được độc lập. Do đó, mà nhà thờ này được lấy tên là Islaqlal, trong tiếng Arập có ghĩa là độc lập. Sau khi giành độc lập từ người Hà Lan vào năm 1949, ý tưởng xây dựng một nhà thờ Islam giáo đại diện cho một nước cộng hòa Indonesia mới đã hình thành. Trải qua 17 năm xây dựng, ngày 22 tháng 2 năm 1978, tổng thống Indonesia – ông Suharto đã chủ trì đại lễ khánh thành nhà thờ Islaqlal [55]. Nơi đây là một nhà thờ Islam giáo có thể đáp úng cho hơn 120.000 người đến cầu nguyện tại nhà thờ cùng một thời điểm, hiện nay được xem là nhà thờ Islam giáo lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nó không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện Islam giáo, mà nhà này còn là nơi còn để tổ chức các hoạt động văn hóa khác như tổ chức các bìa giảng, triển lãm, các buổi hội thảo, hội nghị, từ thiện và chương trình dành cho phụ nữ, những người trẻ tuổi và trẻ em.
Ngoài ra, ở Indonesia còn có hai thánh đường Islam giáo nổi tiếng khác, như thánh đường Islam giáo Al - Azhar, thánh đường Islam giáo Istiqlal. Thánh đường Islam giáo được xây dựng từ năm 1953 đến 1958, được xây dựng tại thủ đô Jakarta, thiết kế của thánh đường này là sự kết hợp giữa kiến trúc của thánh đường Islam giáo Hija (Arập) và thánh đường Islam giáo Qibtiyah (Ai Cập). Nơi đây được xem như là trung tâm hoạt động của các hoạt động nhân đạo của người Islam giáo ở Jakarta. Thánh đường Islam giáo Istiqlal được hoàn thành vào năm 1978, được xây dựng trên đường Jalan Pintu Air. Cái tên “Istiqlal” có nghĩa là tự do, nhà thờ này được xây dựng trên thành tích pháo đài của thực dân Hà Lan. Thánh đường này được xem như là biểu tượng của Indonesia. Ở nơi đây, không chỉ là nơi để cầu nguyện, thờ phụng Thiên Chúa, là nơi để người dân gửi gắm đức tin của mình mà còn là nơi con người thể hiện một nền nghệ thuật rạng rỡ của tôn giáo mà họ sùng bái.
vậy, kiến trúc thánh đường Islam ở Indonesia đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và đã tìm được chỗ đứng xứng đáng của mình trong nền văn hóa dân tộc nói chung và nghệ thuật tạo hình Indonesia nói riêng. Không những thế, những kiến trúc thánh đường Islam ở Indonesia còn là những công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc Islam của Đông Nam Á và thế giới ngày nay.