Hiện nay trong xây dựng công nghiệp, kỹ thuật lắp ráp đang đ−ợc áp dụng rộng rãi, do vậy công tác trắc địa trong xây dựng, ngoài việc bố trí công trình còn phải phục vụ việc lắp ráp các kết cấu công trình vào đúng vị trí thiết kế.
Các nhà x−ởng công nghiệp hiện nay th−ờng đ−ợc xây dựng d−ới dạng các nhà cao một tầng có các cột lớn bằng kim loại hoặc bê tông cốt thép đặt trên các móng đặc biệt đúc sẵn hoặc đổ khuôn bê tông cốt thép tại chỗ. Do đó công việc đặt các cột vào vị trí thiết kế mặt bằng, độ thẳng đứng là công việc đầu tiên trong lắp dựng các kết cấu xây dựng. Để dựng cột đúng vị trí thiết kế, tr−ớc tiên dùng máy thuỷ chuẩn đo độ cao đáy móng cột và điều chỉnh nó về độ cao đã đ−ợc thiết kế. Còn việc đ−a cột về vị trí thẳng đứng có thể dùng dây dọi hoặc dùng giao của hai mặt phẳng đứng tạo bởi hai máy kinh vĩ.
Khi dựng các cột lớn, trên hai trục dọc và ngang của cột đồng thời cách chân cột khoảng d h (h-chiều cao của cột), ng−ời ta đặt hai máy kinh vĩ (hình 13-12). Sau khi
định tâm cân máy cẩn thận, cả hai máy đều lấy h−ớng trục đã đánh dấu trên mặt móng làm chuẩn và điều chỉnh sao cho vạch tim cột (ở chân cột) đã đ−ợc đánh dấu từ tr−ớc trùng với h−ớng ngắm. Sau đó, cả hai máy kinh vĩ đều h−ớng lên trên đỉnh cột và điều chỉnh cột theo hai h−ớng vuông góc để cho các vạch tim trên hai mặt ở phía trên đỉnh cột trùng với h−ớng ngắm là đ−ợc. Nh− vậy cột đã đ−ợc đ−a về vị trí thiết kế mặt bằng và độ thẳng đứng. A A1 Trục n gan g CT B Trục dọ c CT mia , A , 1 A Hình 13-12. Sơ đồ dựng cột thẳng đứng
Sau khi cột đã đ−ợc lắp dựng và chỉnh điểm tim sơ bộ xong, để kiểm tra độ thẳng đứng một cách chắc chắn hơn, ng−ời ta chiếu trục ở phía trên đỉnh cột xuống phía d−ới chân cột bằng hai vị trí bàn độ, rồi lấy vị trí h−ớng trung bình. Độ lệch giữa h−ớng trung bình đó với dấu tim đã đánh dấu tr−ớc phải nhỏ hơn 1/1000 chiều cao của cột và không lớn hơn 35 mm.
Nếu có nhiều cột nằm thẳng hàng trên h−ớng của một trục nào đó, để kiểm tra hoặc đo vẽ hoàn công các cột đã đ−ợc lắp dựng, ng−ời ta th−ờng áp dụng ph−ơng pháp “ngắm cạnh s−ờn” (còn gọi là thuỷ chuẩn cạnh s−ờn). Bản chất của ph−ơng pháp là bố trí 1 trục mới song song với trục AA’ là A1A1’, trên h−ớng đó đặt máy kinh vĩ tại A1, ngắm về tiêu dựng ở A1’ và bằng cách nâng, hạ ống kính, ng−ời ta đọc số trên mia đặt nằm ngang và vuông góc với mặt bên của cột lần l−ợt ở phía trên đỉnh và phần d−ới chân của từng cột (hình 13-12). Hiệu các trị số đọc trên mia phía trên và phía d−ới đặc tr−ng cho độ nghiêng ngang của mỗi cột, còn hiệu số giữa khoảng đặt hai trục song song và trị số đọc trên mia phía d−ới đặc tr−ng cho độ chính xác của việc bố trí vị trí mặt bằng của cột.
Khi xây dựng nhà cao ốc, các công trình dạng tháp cao (nh− ống khói, bể lọc, tháp vô tuyến, tháp n−ớc ....) để chuyền tọa độ mặt bằng từ tầng lắp ráp này lên tầng lắp ráp
khác, hoặc để kiểm tra các kết cấu theo ph−ơng thẳng đứng ng−ời ta sử dụng các dụng cụ quang học chiếu thẳng đứng gọi là máy chiếu đứng (hình 13-13). Ví dụ máy chiếu đứng PZL-100 do hãng “Zai-xơ” (CHDC Đức) chế tạo có độ chính xác tọa độ là ±1,2 mm khi chiếu cao 100 m và sai số định tâm máy là 0,5 mm. Để nâng cao độ chính xác, trên mặt bằng chỗ cần chuyển tọa độ đến ng−ời ta đặt một tấm mê-ka trong suốt có sẵn l−ới ô vuông rồi chiếu máy lên ở các vị trí 00, 1800, 900 , 2700 và lấy điểm trung bình trên l−ới làm vị trí chuyển tọa độ.
Ngắm định tâm Trục ngắm Hình 13-13. Sơ đồ quang
học của máy chiếu đứng