Mục đích của công tác quan trắc biến dạng là xác định các đại l−ợng biến dạng để đánh giá độ bền vững của công trình và kịp thời đ−a ra những giải pháp đảm bảo cho công trình hoạt động bình th−ờng. Kết quả quan trắc biến dạng công trình không những sẽ chứng minh cho độ tin cậy của các giải pháp thiết kế nền móng và kết cấu xây dựng mà còn có thể xác định qui luật biến dạng để có thể dự báo quá trình biến dạng tiếp trong thời gian tới.
Đối với những công trình phức tạp, quan trắc biến dạng phải đ−ợc đặt ra từ khi thiết kế và tiến hành ngay khi xây móng công trình. Việc quan trắc đ−ợc tiến hành lặp đi lặp lại có hệ thống và có thể kéo dài từ những năm đầu sử dụng cho đến khi có kết luận về độ ổn định của biến dạng mới dừng quan trắc. Trong những tr−ờng hợp bất th−ờng nh− thay đổi tải trọng, bão lụt, động đất ..., cần tiến hành đo ngay một chu kỳ bổ sung.
trong đó nêu rõ mục đích yêu cầu, đặc điểm kết cấu công trình, sơ đồ bố trí mốc, tính toán độ chính xác cần thiết, lựa chọn ph−ơng tiện, ph−ơng pháp đo cũng nh− xử lí số liệu đo. Độ chính xác và chu kì đo đều phải đ−ợc chỉ rõ trong nhiệm vụ thiết kế hoặc trong các tiêu chuẩn kĩ thuật.
Độ lún và độ chuyển dịch ngang công trình phụ thuộc chủ yếu vào tính chất cơ lý đất đá d−ới nền móng công trình, nên sai số giới hạn (∆) quan trắc chuyển dịch đ−ợc qui định trong bảng 14-1.
Bảng 14-1
Sai số giới hạn (∆) đối với một số loại nền
TT Tính chất cơ lý đất đá nền ∆độ lún (mm) ∆ dịch ngang (mm) 1 2 3 4 Nền đất cứng và nửa cứng. Nền đất cát, đất sỏi chịu nén kém. Nền đất đắp, đất bùn chịu nén kém. Đối với các công trình bằng đất.
± 1 ± 2 ± 5 ± 5 ± 1 ± 3 ± 10 ±15
Sai số cho phép khi quan trắc độ nghiêng của nhà dân dụng và nhà công nghiệp không v−ợt quá 0,0001 H (H là chiều cao của nhà) và 0,0005 H đối với các công trình dạng cột nh− tháp thông tin, ống khói v.v...