Chuyền độ cao từ mặt đất xuống đ−ờng hầm

Một phần của tài liệu trắc địa công trình (Trang 117 - 118)

Chuyền độ cao từ mặt đất xuống đ−ờng hầm là xác định độ cao tuyệt đối của một điểm hay 1 số điểm ở d−ới hầm gần giếng đứng làm cơ sở cho l−ới khống chế độ cao d−ới hầm.

Độ cao từ mặt đất chuyền xuống hầm bằng hai máy thuỷ chuẩn và th−ớc thép có đầu trên treo vào giá, đầu d−ới treo quả tạ nặng khoảng 5kg đặt trong thùng dầu để giảm dao động th−ớc.

Sau khi đ−a hai máy về vị trí làm việc rồi đồng thời ngắm vào th−ớc và đọc đ−ợc các trị số là l1 và l2. Tiếp theo quay máy về mia đặt ở các điểm cơ sở A, B và đọc đ−ợc các trị số trên mia là a và b. Khi đó độ cao điểm B đ−ợc tính theo công thức sau :

HB = HA+ a – [(l1-l2) +∆lt+∆lk] – b (16.22) Trong đó: HA, HB - Độ cao mốc A và B

a, b - Các trị số đọc trên mia tại mốc A và B l1, l2 - Các trị số đọc đ−ợc trên th−ớc thép

∆lt, ∆lk - Các sai số của th−ớc do nhiệt độ và do kiểm nghiệm. ∆lA = 11.10-6. (l1-l2) (ttb-t0)

t0, ttb – Nhiệt độ đo khi kiểm nghiệm và nhiệt độ trung bình dọc theo giếng đứng.

A B a l l b 1 2 1 2

Hình 16-10. Chuyền độ cao từ mặt đất xuống đ−ờng hầm

Tr−ờng hợp giếng sâu quá 150m, để chuyền độ cao th−ờng dùng dây thép có đ−ờng kính 0,8ữ1,5cm. Dây thép và quả tạ nặng thả xuống giếng bằng hệ thống ròng rọc. Việc đo đạc cũng đ−ợc tiến hành nh− trên, nh−ng thay cho việc đọc các trị số l1, l2 trên th−ớc bằng cách đánh dấu vị trí tia ngắm vào dây thép. Khoảng cách (l) giữa hai điểm đánh dấu đ−ợc đo ở trên mặt đất bằng th−ớc đã kiểm nghiệm.

Để nâng cao độ chính xác chuyền độ cao, ng−ời ta th−ờng chuyền hai lần ở hai độ cao tia ngắm và chuyền từ hai mốc cơ sở riêng biệt.

Một phần của tài liệu trắc địa công trình (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)