a. Bố trí hố móng
Giai đoạn đầu của công tác bố trí chi tiết là định vị hố móng, đào hố móng của các toà nhà và các móng khác để lắp đặt các thiết bị.
Khi hố móng đã đ−ợc đào gần đến độ cao thiết kế thì cần chuyển độ cao từ mốc thủy chuẩn gần đó xuống đáy hố móng để so sánh. Nếu hố móng sâu hơn 2,5 m thì phải dùng hai máy thuỷ bình và một th−ớc thép treo để chuyền độ cao.
Khi hố móng đã đào xong, cần phải đo vẽ hoàn công hố móng. Các số liệu đo đạc đ−ợc dùng để lập bản vẽ gồm các kích th−ớc của hố móng so với các trục chính, độ cao mặt đất tr−ớc khi đào hố móng (tử số) và độ cao hoàn công đáy hố móng (mẫu số), còn độ cao thiết kế đ−ợc ghi bằng mực đỏ ở giữa bản vẽ nh− trên (hình 13-11). Độ sai lệch độ cao của các điểm chi tiết so với độ cao thiết kế không đ−ợc v−ợt quá ±2-3 cm. Độ sai lệch kích th−ớc hố móng so với giá trị thiết kế không v−ợt quá ±5 cm.
Sau khi kết thúc việc đào hố móng, rải lót, đặt cốt sắt và các bộ phận ngầm trong móng xong, tiến hành lắp đặt ván khuôn để chuẩn bị đổ bê tông. Để lắp đặt ván khuôn vào đúng vị trí mặt bằng thiết kế, ng−ời ta phải sử dụng các trục đã đ−ợc đánh dấu trên khung định vị bao quanh móng làm cơ sở. Sau đó chuyển độ cao từ mốc gần nhất vào và đánh dấu lên khung ván khuôn.
9.98 10.01 8.02 8.01 7.98 8.00 9.98 9.97 122.71 122.50 122.25 122.01 122.38 122.55 122.47 117.20 117.21 117.23 117.18 117.22 117.21 117.22 117.23 121.81 117.21 121.81 117.21 A A 1 1 117.18 122.25 Cao độ mặt đất Cao độ đáy móng 117.20 Cao độ thiết kế
b. Bố trí các kết cấu neo giữ trong móng
Khi công trình có kết cấu neo giữ, thì các kết cấu neo giữ đ−ợc lắp đặt trong móng tr−ớc khi đổ bê tông, điển hình là các bu-lông nền mà sau này sẽ đ−ợc dùng để gắn kết chặt chẽ các kết cấu xây dựng và thiết bị kĩ thuật đặt trên móng. Việc đặt các bu-lông nền loại này đòi hỏi phải tiến hành thật cẩn thận và chính xác với sai số trung ph−ơng lệch tâm của các chốt bê tông so với thiết kế không v−ợt quá ±2 mm. Sai số bố trí trục của các dãy bu-lông nền so với trục chính của công trình không v−ợt quá ±4 mm.
Cơ sở mặt bằng để bố trí hệ thống các bu-lông nền là các trục chính của móng mà các trục này đã đ−ợc chuyển và đánh dấu lên ván khuôn bằng máy kinh vĩ với hai vị trí bàn độ.
Để giữ cho các chốt bu-lông có vị trí t−ơng hỗ đúng theo thiết, kế ng−ời ta chế tạo sẵn các khuôn bằng gỗ hoặc bằng thép gọi là “d−ỡng” hay “khuôn dẫn” đ−ợc gá đặt vào mặt trên của ván khuôn móng dùng làm chỗ tựa cố định cho các chốt bu-lông trong quá trình đổ bê tông móng. Mặt trên của khuôn dẫn là tấm thép dầy, trên tấm thép có các lỗ khoan ứng với từng nhóm bu-lông nền và có khắc các trục ngang, dọc t−ơng ứng với các trục lắp đặt trong thiết kế.
Tr−ớc khi đổ bê tông móng, khuôn dẫn đ−ợc đặt lên mặt trên của hộp ván khuôn. Bằng cách kê kích và xoay một cách cẩn thận, ng−ời ta đặt sao cho các trục của khuôn dẫn trùng với các trục t−ơng ứng của móng, đồng thời điều chỉnh cho mặt trên của khuôn dẫn trùng với các dấu cốt độ cao đã đ−ợc đánh dấu sẵn trên các khung giá đỡ.
Sau khi điều chỉnh xong vị trí mặt bằng và độ cao, các chốt bu-lông sẽ đ−ợc gắn chặt vào khuôn dẫn bằng ê-cu, còn phần đuôi của bu-lông đ−ợc hàn vào khung giá đỡ hoặc vào cốt sắt để khi đổ bê tông vị trí của chúng không bị xê dịch.
Việc lắp đặt các kết cấu neo giữ và các bộ phận khác bên trong móng là một việc rất quan trọng, ảnh h−ởng rất lớn đến chất l−ợng của công tác lắp ráp. Do vậy tr−ớc khi đổ bê tông móng cần phải kiểm tra mặt bằng và độ cao vị trí đ−ợc lắp đặt của các bộ phận này.