Để bố trí đ−ờng thẳng và mặt phẳng có độ dốc thiết kế, có thể dùng máy kinh vĩ hoặc máy thuỷ bình.
a. Bố trí đ−ờng thẳng có độ dốc thiết kế
Tr−ớc tiên ta phải bố trí độ cao thiết kế của hai điểm A và B (hình 13.3.a). Trên h−ớng AB, cách A khoảng 2 – 3 mét ta đặt máy thuỷ bình sao cho hai ốc cân bất kì (1, 2) song song với đ−ờng thẳng AB, rồi xoay hai ốc cân đó ng−ợc chiều nhau cho tới khi trị số đọc đ−ợc trên hai mia dựng tại điểm A và điểm B bằng nhau và bằng a. Nh− vậy tia ngắm lúc này đang song song với đ−ờng có độ dốc thiết kế.
Để xác định các điểm chi tiết trên đ−ờng thẳng AB, ta phải dựng và điều chỉnh mia ở các vị trí đó sao cho trị số đọc đ−ợc trên mia phải đúng bằng (a), khi đó đế mia sẽ nằm trên đ−ờng có độ dốc thiết kế, dùng sơn hoặc cọc để đánh dấu điểm đế mia đó.
b. Bố trí mặt phẳng .
Thực chất của công tác bố trí mặt phẳng là bố trí độ cao một số điểm nằm trên mặt phẳng. Trong thực tế có hai ph−ơng pháp bố trí mặt phẳng.
Khi độ dốc mặt phẳng lớn ng−ời ta th−ờng dùng ph−ơng pháp đo cao ô vuông. Tr−ớc hết phải bố trí l−ới ô vuông trên mặt đất và nên để trục l−ới ô vuông song song với đ−ờng dốc thiết kế . Sau đó dùng máy thuỷ chuẩn xác định độ cao đen mặt đất tự nhiên tất cả các đỉnh l−ới ô vuông. Tiếp tục dựa vào hiệu số độ cao thiết kế và độ cao đen tại các đỉnh ô vuông (độ cao thi công) rồi dùng th−ớc thép để bố trí độ cao thiết kế cho các đỉnh ô vuông.
Ph−ơng pháp ngắm tia nghiêng đ−ợc ứng dụng khi độ dốc mặt phẳng nhỏ. Ph−ơng pháp này dựa trên nguyên tắc đ−a trục quay của máy thuỷ chuẩn vào vị trí vuông góc với mặt phẳng định bố trí, để khi quay ống kính, trục ngắm có thể quét thành một mặt phẳng song song với mặt phẳng nghiêng cần bố trí. Để đạt đ−ợc mục đích trên, tr−ớc hết bố trí ngoài hiện tr−ờng hai đ−ờng AB, CD vuông góc với nhau (trong đó DC là h−ớng dốc), rồi bố trí độ cao thiết kế cho các điểm A, B, C, D.
Đặt máy tại điểm D nh− (hình 13.3.b) và điều chỉnh ốc cân (1,2) sao cho số đọc trên mia dựng tại A, B bằng nhau và bằng chiều cao máy (hi). Quay ống kính về h−ớng C, điều chỉnh ốc cân thứ ba để có trị số đọc trên mia tại C cũng bằng (hi). Cuối cùng kiểm tra lại bằng cách các đọc số trên mia ở cả ba điểm A,B,C là bằng nhau (hi). Để bố trí các điểm chi tiết trong mặt phẳng ABC ta phải điều chỉnh mia (nâng lên hay hạ
xuống) cho số đọc trên mia tại các điểm này bằng (hi) thì đế mia nằm trong mặt phẳng có độ dốc thiết kế. 3 2 1 Đế máy 1 a a a B A Mia A Mia B a) 2 1 A B C D 3 H−ớng dốc Đế máy b) Hình 13-3. Bố trí đ−ờng có độ dốc thiết kế