Công tác trắc địa trong xây dựng là một tập hợp các công tác đo đạc, tính toán và xử lí số liệu, nhằm đảm bảo bố trí chính xác các toà nhà và công trình, đồng thời đáp ứng việc lắp dựng các yếu tố kết cấu đúng với kích th−ớc hình học trong thiết kế. Nói một cách tổng quát, đó là công tác nhằm đảm bảo chất l−ợng xây dựng công trình về mặt hình dạng, kích th−ớc. Trong quá trình xây dựng công trình phải bố trí đ−ợc các điểm trục và độ cao thiết kế ở một hệ tọa độ không gian thống nhất cho toàn bộ công
trình. Công nghệ trắc địa trong xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm các công việc sau:
Lập hệ thống điểm khống chế trắc địa trên mặt bằng xây dựng công trình. Chuyển ra thực địa các trục chính và trục cơ bản của công trình.
Bố trí chi tiết khi xây dựng phần móng của toà nhà. Xây dựng trên mặt móng một l−ới điểm cơ sở.
Gắn mốc đo lún lên móng và tiến hành quan trắc lún công trình ở chu kì đầu. Chuyển các điểm cơ sở trên móng lên các tầng (nếu là nhà tầng).
Phát triển các trục bố trí trên mỗi tầng và tiến hành bố trí chi tiết để lắp đặt các kết cấu. Đo vẽ hoàn công các kết cấu đã đ−ợc lắp dựng trên mỗi tầng.
Tiến hành quan trắc độ lún công trình theo các chu kì dự kiến. Độ chính xác bố trí chi tiết phụ thuộc vào đặc điểm của công trình đ−ợc nêu trong bảng 13-1 sau:
Bảng 13-1
Độ chính xác yêu cầu khi bố trí điểm chi tiết
TT Đặc điểm công trình Đo
góc Đo cạnh và trục đứng Chuyển độ cao 1 2 3 4
- Nhà d−ới 5 tầng, công trình cao d−ới 15 m, có khẩu độ d−ới 6m.
- Công trình có kết cấu kim loại, bê tông cốt thép, thi công cốt pha tr−ợt, nhà từ 5-16 tầng, công trình cao 15ữ60 m có khẩu độ 6ữ36 m. - Nhà cao hơn 16 tầng, công trình cao hơn 60 m, khẩu độ lớn hơn 36 m.
- Công trình có kết cấu kim loại ghép nối, bê tông đúc sẵn lắp ghép theo khớp nối.
30’’ 20" 10" 5’’ 1 : 3000 1: 5000 1: 10000 1 : 15.000 3 mm 2.5 mm 2 mm 1 mm