Phƣơng pháp phổ tán xạ năng lƣợng ti aX (EDX)

Một phần của tài liệu phân tích asen và bước đầu nghiên cứu phương pháp xử lý bằng vật liệu đá ong biến tính (Trang 40 - 42)

2. Một số phƣơng pháp phân tích và xử lý asen

3.2. Phƣơng pháp phổ tán xạ năng lƣợng ti aX (EDX)

- Phổ tán xạ năng lƣợng tia X là kĩ thuật phân tích thành phần nguyên tố hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X, phát ra từ vật rắn do tƣơng tác với các bức xạ (mà chủ yếu là chùm điện tử có năng lƣợng cao trong các kính hiển vi điện tử). Nguyên lý của phƣơng pháp: Khi chùm điện tử có năng lƣợng lớn đƣợc chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tƣơng tác với các lớp điện tử bên trong của nguyên tử. Tƣơng tác này dẫn đến việc tạo ra các tia X có bƣớc sóng đặc trƣng tỉ lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên tử theo định luật Mosley.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có nghĩa là, tần số tia X phát ra là đặc trƣng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các nguyên tố này.

Sơ đồ nguyên lý của phƣơng pháp:

Hình 1.6 : Hình ảnh mô phỏng sơ đồ nguyên lý của phương pháp

Tia X phát ra từ vật rắn (do tƣơng tác với chùm điện tử) sẽ có năng lƣợng biến thiên trong dải rộng, sẽ đƣợc đƣa đến hệ tán sắc và ghi nhận nhờ detector dịch chuyển (thƣờng là Si, Ge, Li...) đƣợc làm lạnh bằng nitơ lỏng, là một con chíp nhỏ tạo ra điện tử thứ cấp do tƣơng tác với tia X, rồi đƣợc lái vào một anốt nhỏ. Cƣờng độ tia X tỉ lệ với tỉ phần nguyên tố có mặt trong mẫu. Độ phân giải của phép phân tích phụ thuộc vào kích cỡ chùm điện tử và độ nhạy của detector.

4.Xử lý ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm bằng phƣơng pháp hấp phụ 4.1.Cơ sở lý thuyết của quá trình hấp phụ [13]

Hấp phụ là quá trình tích lũy vật chất lên bề mặt phân cách giữa 2 pha ( rắn – khí, lỏng – khí). Chất có bề mặt mà trên đó xảy ra quá trình hấp phụ là chất hấp phụ, chất đƣợc tích lũy trên bề mặt gọi là chất bị hấp phụ.

Chất hấp phụ là chất có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn, có khả năng hút giữ các chất khác lên bề mặt của chúng. Khả năng hấp phụ của mỗi chất phụ thuộc vào bản chất, diện tích bề mặt riêng của chất hấp phụ, nhiệt độ, pH, và bản chất của chất tan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số chất hấp phụ điển hình trong tự nhiên: lõi ngô, vỏ trấu, vỏ và xơ dừa, lõi cây ô liu, vỏ cây cọ, cây đậu… hay một số khoáng trong tự nhiên bentonit, zeolit, limolit, các khoáng sét tự nhiên…

Một phần của tài liệu phân tích asen và bước đầu nghiên cứu phương pháp xử lý bằng vật liệu đá ong biến tính (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)