Tình trạn gô nhiễm asen ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích asen và bước đầu nghiên cứu phương pháp xử lý bằng vật liệu đá ong biến tính (Trang 29 - 30)

Nghiên cứu về ô nhiễm asen ở Việt Nam đã đƣợc một số trung tâm nghiên cứu tiến hành từ trƣớc những năm 90 trƣớc khi thảm họa asen đƣợc phát hiện tại bangladesh. Tuy nhiên, lúc đó vấn đề chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ vì số lƣợng mẫu nhỏ và tỉ lệ ô nhiễm đƣợc phát hiện thấp. Từ những năm 1999 trở lại đây các nhà khoa học Việt Nam dƣới sự hỗ trợ của các Tổ Chức Nhân Đạo quốc tế đã tiến hành những khảo sát ở qui mô rộng hơn và mang tính hệ thống hơn. Kết quả cho thấy tình trạng ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm ở Việt Nam đƣợc khẳng định là hiện thực và hiện tƣợng này tƣơng đối phổ biến ở các vùng đồng bằng lƣu vực 2 sông: sông Hồng và sông Mê Kông.

Theo Lê Đinh Minh, Bùi Văn Trƣờng, năm 2002 nghiên cứu phát hiện ô nhiễm asen trong nƣớc giếng khoan tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân đến 83,3% trung bình từ 121,33 – 104,90 µg/l. Ở Hà Tây, trong số 207 xã đƣợc điều tra có 89 xã có trên 10% số giếng vƣợt TCVN, trong đó 65 xã có trên 10% số giếng có nồng độ asen > 50µg/l. Khi xét chung toàn khu vực đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ giếng vƣợt tiêu chuẩn asen trong nƣớc ngầm ( > 50µg/l) là 11%. Nhƣng kết quả cho thấy tình hình ô nhiễm ở các tỉnh là khác nhau. Phần trăm số mẫu có hàm lƣợng asen vƣợt tiêu chuẩn cho phép trong nƣớc ngầm ở Hà Nam là 45%, Hƣng Yên 11%, Nam Định và Bắc Ninh 10%.

Ở miền Nam, vùng ô nhiễm không trải rộng nhƣ miền Bắc, hàm lƣợng asen cao đƣợc phát hiện tại một số xã của An Giang, Đồng Tháp. Theo kết quả nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của Viện Công Nghệ Môi Trƣờng- Trung tâm khoa học quốc gia, Viện vệ sinh - Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh( năm 2005), tại một số huyện An Phú, Phú Tôn, Tôn Châu của An Giang và Cao Lãnh, Tam Nông, Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, hàm lƣợng asen trong nƣớc ngầm từ 0,8-1,07mg/l, cao hơn gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

Hình 1.3. Bản đồ nhiễm asen trên toàn quốc

Nhƣ vậy, tình trạng ô nhiễm asen xảy ra chủ yếu ở lƣu vực sông Hồng và sông Mê Kông. Nhiều tỉnh có tình trạng ô nhiễm trầm trọng nhƣ Hà Nam, Hƣng Yên, Đồng Tháp, An Giang… Vì vậy, đòi hỏi các nhà khoa học phải đƣa ra biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm asen trong nƣớc.

Một phần của tài liệu phân tích asen và bước đầu nghiên cứu phương pháp xử lý bằng vật liệu đá ong biến tính (Trang 29 - 30)