2. Một số phƣơng pháp phân tích và xử lý asen
2.2.2.4. Xử lý asen bằng màng lọc
Các phƣơng pháp xử lý asen bằng màng lọc với các lỗ lọc kích thƣớc cỡ micro hay lọc nano, bằng màng lọc thẩm thấu ngƣợc (RO) đã đƣợc đề cập đến trong những năm gần đây.
Công nghệ màng lọc RO đã đƣợc ứng dụng cho các thiết bị lọc nƣớc tinh khiết. Bộ lọc nƣớc siêu tinh khiết Watts USA thuộc dòng sản phẩm dựa trên công nghệ thẩm thấu ngƣợc, dùng phƣơng pháp triệt để nhất để loại bỏ mọi tạp chất trong nƣớc nhƣ tạp chất rắn, đồng, chì, mangan, asen...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các bộ lọc đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu đều có thể áp dụng với quy mô hộ gia đình.
3. Các phƣơng pháp đánh giá thành phần và cấu trúc của vật liệu 3.1.Phƣơng pháp kính hiển vi điện tử quét SEM [8],[9]
Hiển vi điện tử là phƣơng pháp sử dụng chùm tia electron năng lƣợng cao để khảo sát những vật liệu rất nhỏ. Kết quả thu đƣợc qua khảo sát này phản ánh về mặt hình thái học, diện mạo học, và tinh thể học của vật liệu mà chúng ta cần xác định. Phƣơng diện hình thái học bao gồm hình dạng và kích thƣớc của hạt cấu trúc nên vật liệu. Diện mạo là các đặc trƣng bề mặt của một vật liệu bao gồm kết cấu bề mặt hoặc độ cứng của vật liệu. Phƣơng diện tinh thể học miêu tả cách sắp xếp của các nguyên tử trong vật liệu nhƣ thế nào. Chúng có thể sắp xếp có trật tự trong mạng tạo nên trạng thái tinh thể hoặc sắp xếp ngẫu nhiên hình thành dạng vô định hình. Cách sắp xếp của các nguyên tử một cách có trật tự sẽ ảnh hƣởng đến các tính chất nhƣ độ dẫn , tính dẫn điện và độ bền vững của vật liệu.
Các phƣơng pháp hiển vi điện tử quét đƣợc phát thay thế các phƣơng pháp hiển vi quang học bị hạn chế bởi độ phóng đại, chỉ đƣợc 500-1000 lần với độ phân giải 0,2µm. Hiển vi điện tử truyền qua (SEM) là phƣơng pháp điện tử đầu tiên đƣợc phát triển với thiết kế mô phỏng phƣơng pháp hiển vi quang học truyền qua. Phƣơng pháp này sử dụng một chùm tia electron truyền qua thay thế chùm sáng chiếu xuyên qua mẫu vật và thu đƣợc những thông tin về cấu trúc và thành phần của nó giống nhƣ sử dụng kính hiển vi quang học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình 1.5 :Hình ảnh mô phỏng sơ đồ nguyên lý của phương pháp
kính hiển vi điện tử quyét.
Những tƣơng tác và ảnh hƣởng đƣợc phát hiện, ghi lại, khuếch đại tới ống tia catot và chuyển thành ảnh hoặc đƣợc phân tích để thu đƣợc những thông tin electron khỏi bề mặt mẫu. Độ nét của ảnh đƣợc xác định bởi số hạt thứ cấp đập vào ống tia catot, số hạt này lại phụ thuộc vào góc bắn các electron ra khỏi bề mặt mẫu, tức là phụ thuộc bề mặt lồi lõm của vật liệu. Vì thế ảnh thu đƣợc sẽ phản ánh diện mạo bề mặt của vật liệu.