- Cán bộ quản lý phải linh hoạt, sáng tạo trong công tác đổi mới phương pháp phát triển môi trường DHTC, tạo ra sự quyết tâm trong đổi mới. Hoạt động đổi mới phải được tiến hành đồng bộ từ đổi mới quản lý đào tạo đến đổi mới cách dạy và cách học, đến tăng cường cơ sở vật chất dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá.
- Giảng viên phải được nâng cao năng lực về phương pháp giảng dạy để thực hiện các phương pháp dạy học hợp tác.
- Sinh viên phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập
- Nhà trường phải có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.5. Phát triển chƣơng trình dạy học theo hƣớng mở tạo môi trƣờng làm việc hợp tác giữa giảng viên và sinh viên, phát huy vai trò sinh viên trong học tập
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang từng bước chuyển từ việc giảng viên trang bị tri thức cho sinh viên, sang bồi dưỡng năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong môi trường dạy học. Trong đó chủ yếu là phát huy năng lực sáng tạo với việc phát hiện, nhận thức và giải quyết kịp thời các vấn đề về lý luận, thực tiễn do xã hội đặt ra. Để đào tạo được những con người như vậy thì nền giáo dục ngày nay phải là một nền giáo dục hết sức linh hoạt về nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả giáo dục. Nói cách khác là nhà trường cần phải phát triển chương trình dạy học theo hướng mở, tạo môi trường làm việc hợp tác giữa giảng viên và sinh viên, phát huy vai trò của sinh viên trong học tập. Gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, đào tạo với sử dụng.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Phát triển chương trình dạy học theo hướng mở là một yêu cầu vô cùng cấp thiết của mọi quốc gia trong xã hội đương đại, nhằm phát triển môi trường dạy học tích cực cho sinh viên. Chương trình này đòi hỏi phải đổi mới các yếu tố trong quá trình giáo dục đào tạo phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của sinh viên, tạo cơ hội để sinh viên tham gia ngày càng nhiều vào quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng nghề. Chương trình phải được thiết kế đáp ứng với chuẩn đầu ra và năng lực thực hiện của sinh viên tốt nghiệp ra trường phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa và tác động mạnh của kinh tế thị trường do đó thế giới nghề nghiệp luôn luôn biến đổi vì vậy thế giới nghề nghiệp cũng luôn biến động đây là cơ sở xem xét để phát triển chương trình đào tạo, đổi mới chương trình đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tính liên thông ngang và liên thông dọc trong cương trình phải thể hiện rõ, nhằm tạo điều kiện cho người học có thể học hai chuyên ngành đồng thời và cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ giảm bớt khó khăn cho sinh viên.
Chương trình dạy học phải tạo cơ hội để sinh viên học theo năng lực và học theo nhu cầu, thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu người học hoàn thiện phát triển năng lực nghề nghiệp và có cơ hội thích ứng nghề rộng hơn. Bên cạnh đó phát triển nội dung chương trình dạy học theo hướng mở, người giảng viên không chỉ là các nhà giáo dục chuyên trách trong trường, mà còn là người hướng dẫn, liên kết với các với các tổ chức đoàn thể trong quần chúng, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm mở rộng môi trường học tập, rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên… Qua đó giúp các em biết vận dụng lý thuyết đã tiếp thu ở cơ sở đào tạo vào hoạt động thực tế ở cơ sở sản xuất, liên hệ lý thuyết với thực hành, tạo ra một môi trường thực sự tích cực cho sinh viên học tập và phát triển.
- Đề cương chi tiết môn học phải mô phỏng được kế hoạch học tập của sinh viên, những hoạt động học tập sinh viên cần tiến hành, những bài tập và kiểm tra mà sinh viên phải thực hiện và chuẩn đầu ra của từng môn học mà sinh viên cần đạt được.
- Về hình thức tổ chức dạy học: ngoài các hình thức học tập trên lớp, cần phải đa dạng hóa các loại hình học tập, kết hợp học trên lớp, học cá nhân, học nhóm và thảo luận. Tổ chức nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo sự hợp tác giữa giảng viên với sinh viên như: tổ chức các buổi hội thảo, xêmina, các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tế… nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, chủ động của sinh viên.
- Về kiểm tra, đánh giá: kiểm tra, đánh giá theo hướng mở có sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời tổ chức cho sinh viên tự đánh giá, và đánh giá lẫn nhau đảm bảo tính khách quan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công bằng, chính xác. Kết hợp đánh giá cá nhân, đánh giá kết của của nhóm, kết quả bài tập tuần, bài tập tháng với thi giữa kỳ và thi cuối kỳ nhằm tạo động lực cho hoạt động học tập của sinh viên phát triển.
Như vậy: phát triển chương trình dạy học theo hướng mở đòi hỏi phải được thực hiện toàn diện ở tất cả các khâu, nhằm tạo ra môi trường làm việc hợp tác giữa giảng viên và sinh viên, phát huy tối đa sự chủ động, tư duy sáng tạo của sinh viên, nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường.
3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý phải có tầm nhìn mới về chương trình dạy học theo hướng mở, đồng thời phải xác định được chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành đào tạo và quản lý quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra.
- Giảng viên phải linh hoạt trong quá trình giảng dạy, là người giữ vai trò chủ đạo, chỉ đường, hướng dẫn cho sinh viên phát huy tính tích cực của mình.
- Có cơ chế phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo nhằm di chuyển sinh viên từ cơ sở đào tạo xuống cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Phát triển môi trường DHTC tại trường ĐHKTCNTN, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những yếu tố hạn chế đến môi trường DHTC.
Để tạo ra một môi trường DHTC trước tiên nhà trường cần xây dựng hệ thống các văn bản về quản lý dạy học của giảng viên. Việc xây dựng hệ thống văn bản này sẽ giúp cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện nội dung công việc theo đúng hướng nhà trường đã đề ra. Đây là biện pháp định hướng, chỉ đạo, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp khác. Biện pháp có tính chất trọng tâm nhằm tạo môi trường DHTC đó là biện pháp phát triển chương trình dạy học và huy động nguồn lực phát triển môi trường dạy học tích cực. các biện pháp còn lại có tính chất hỗ trợ cho hoạt động phát triển môi trường DHTC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
- Thăm dò ý kiến của các nhà quản lý và các nhà khoa học về cách thực hiện của những biện pháp đề xuất.
- Xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường ĐHKTCNTN.
3.4.3. Đối tƣợng khảo nghiệm
Việc khảo nghiệm đã được thực hiện qua 37 cán bộ quản lý, nhà khoa học của trường ĐHKTCNTN.
3.4.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm
- Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất (phụ lục 3). - Phương pháp thống kê toán học.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 37 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên trường ĐHKTCNTN với câu hỏi: “Xin thầy (Cô), các cán bộ quản lí đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên”.(Mẫu phiếu khảo nghiệm tính khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết K. cần thiết Rất khả thi Khả thi K. khả thi 1 Xây dựng hệ thống các văn bản về quản lý dạy học của giảng viên ở trường ĐHKTCNTN 37 100% 0 0 37 100% 0 0 2
Xây dựng văn hóa học hỏi trong cán bộ giảng viên và sinh viên
31 83,8% 6 16,2% 0 28 75,7% 9 24,3% 0 3
Huy dộng nguồn lực cho việc phát triển môi trường dạy học tích cực tại trường ĐHKTCNTN 33 89,2% 4 10,8% 0 37 100% 0 0 4
Đổi mới phương pháp quản lý và phương pháp dạy học phát triển môi trường dạy học tích cực. 35 94,6% 2 5,4% 0 30 81,1% 7 18,9% 0 5 Phát triển chương trình dạy học theo hướng mở tạo môi trường làm việc hợp tác giữa giảng viên và sinh viên, phát huy vai trò sinh viên trong học tập. 27 73% 10 27% 0 34 91,9% 3 8,1% 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi thực hiện có hiệu quả của các biện pháp phát triển môi trường DHTC ở trường ĐHKTCNTN, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biện pháp xây dựng hệ thống các văn bản về quản lý dạy học của giảng viên được đánh giá cao nhất. 100% ý kiến cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết và rất tính khả thi (100%), có khả năng thực hiện và đem lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển môi trường DHTC.
Biện pháp thứ 2 được đánh giá cao là biện pháp đổi mới phương pháp phát triển môi trường dạy học tích cực tại trường ĐHKTCNTN. Có 94,6% cho rằng rất cần thiết. Thực hiện biện pháp này có 81,1% rất khả thi; 18,9% có tính khả thi.
Biện pháp huy động mọi nguồn lực cho việc phát triển môi trường dạy học tích cực được đánh giá là biện pháp thứ 3 có tính cần thiết cao. 89,2% cho rằng rất cần thiết, 10,8% cần thiết; và 100% có rất khả thi. Sở dĩ biện pháp này được các chuyên gia đánh giá cao về tính khả thi khi thực hiện, vì việc huy động các nguồn lực về nhân tố con người, vật chất, tinh thần, khoa học công nghệ đã và đang được nhà trường thực hiện rất tốt. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến phát triển môi trường dạy học tích cực trong và ngoài nhà trường.
Đứng thứ tư là biện pháp xây dựng văn hóa học hỏi trong cán bộ giảng viên và sinh viên được đánh giá 83,8% rất cần thiết, 16,2% cần thiết. Và 75,7% rất khả thi khi thực hiện, 24,3% mang tính khả thi.
Cuối cùng biện pháp phát triển chương trình dạy học theo hướng mở, tạo môi trường làm việc hợp tác giữa giảng viên và sinh viên, phát huy vai trò của sinh viên trong học tập chiếm 73% là rất cần thiết, 27% cần thiết. Đánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giá về tính hiệu quả khi thực hiện biện pháp này, các chuyên gia đánh giá rất cao: 91,9% rất khả thi và 8,1% khả thi.
Như vậy: chúng ta thấy rằng, mặc dù mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về mức độ cần thiết và hiệu quả khi thực hiện phát triển môi trường dạy học tích cực. Song hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi. Không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết, không khả thi. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đi đúng hướng, góp phần phát triển môi trường dạy học tích cực tại trường ĐHKTCNTN, nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển môi trường DHTC ở trường ĐHKTCNTN, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phát triển môi trường DHTC trong nhà trường nhằm tạo ra một môi trường học tập tích cực,phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ham học hỏi của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với cơ cầu kinh tế - xã hội của thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
Các biện pháp đề xuất nhằm phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường ĐHKTCNTN được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm 5 biện pháp sau:
- Biện pháp xây dựng hệ thống các văn bản về quản lý dạy học của giảng viên ở trường ĐHKTCNTN.
- Biện pháp xây dựng văn hóa học hỏi trong cán bộ giảng viên, sinh viên. - Biện pháp huy động nguồn lực cho việc phát triển môi trường dạy học tích cực tại trường ĐHKTCNTN. Trong đó lưu ý đến một số yếu tố như:
+ Nâng cao năng lực cho giảng viên, cán bộ quản lý.
+ Huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, phát triển chương trình đào tạo. + Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý dạy học.
+ Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy học nhằm tạo môi trường giảng dạy cho giảng viên.
- Đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy phát triển môi trường dạy học tích cực tại trường ĐHKTCNTN.
- Phát triển chương trình dạy học theo hướng mở tạo môi trường làm việc hợp tác giữa giảng viên và sinh viên, phát huy vai trò sinh viên trong học tập.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất và nhận thấy tuy mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi, song các biện pháp trên đều được đánh giá rất cao trong hoạt động phát triển môi trường DHTC tại trường ĐHKTCNTN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Trên cơ sở các khái niệm có liên quan, chúng tôi xác định nội hàm của khái niệm phát triển môi trường DHTC bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của quá trình dạy học diễn ra trong nhà trường. Môi trường dạy học tích cực được tạo bởi từ các thành tố như môi trường vật chất, môi trường tinh thần, môi trường xã hội. Trong đó môi trường tinh thần và môi trường xã hội do cán bộ quản lý và giảng viên, sinh viên tạo ra chiếm vai trò quan trọng.
1.2. Tiến hành khảo sát thực trạng môi trường DHTC ở trường ĐHKTCNTN, chúng tôi nhận thấy hầu hết giảng viên và cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn đến ảnh hưởng của môi trường DHTC đến chất lượng dạy học. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đã phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Tuy nhiên một số cơ sở vật chất cũ còn chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của sinh viên. Một số phương pháp giảng dạy chiếm ưu thế trong phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên chưa được giảng viên quan tâm sử dụng