Đánh giá của giảng viên

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 87 - 153)

i. Nhận xét về các yếu tố tác động đến môi trƣờng dạy học

Khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng môi trường DHTC, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Theo thầy (cô), những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường DHTC?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 2).

Xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy định như sau: - Thanh điểm:

+ Không ảnh hưởng: 0 điểm + Đôi khi ảnh hưởng: 1 điểm + Ảnh hưởng: 2 điểm

+ Rất ảnh hưởng: 3 điểm - Quy ước:

+ 0 - 0,59: Không ảnh hưởng + 0,60 - 1,59: Đôi khi ảnh hưởng + 1,60 - 2,59: Ảnh hưởng

+ 2,60 - 3,0: Rất ảnh hưởng

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng môi trƣờng DHTC

STT Nội dung  X TB

1 Mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên trong

hợp tác, chia sẻ 384 2,56 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3 Phương pháp giảng dạy của giảng viên 390 2,6 2 4 Cơ sở vật chất của nhà trường đày đủ, hiện đại,

thuận tiện cho việc học 358 2,39 6

5 Cơ chế quản lý minh bạch, tạo động lực cho việc

dạy và học 402 2,68 1

6 Nhà quản lý quan tâm, chia sẻ với giảng viên

trong mọi hoạt động 389 2,59 3

7 Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp hợp tác 372 2,48 5

8 Các nội dung khác 262 1,75 8

Tổng 2,41

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: Các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến môi việc xây dựng môi trường dạy học tích cực (X= 2,41). Mỗi yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể:

Trong các yếu tố trên thì yếu tố: Cơ chế quản lý minh bạch, tạo động lực cho việc dạy và học (X= 2,68); Phương pháp giảng dạy của giảng viên (X= 2,6); Nhà quản lý quan tâm, chia sẻ với giảng viên trong mọi hoạt động (X= 2,59). Theo giảng viên đây là 3 yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường DHTC.

Các yếu tố còn lại đều ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường DHTC. Mỗi yếu tố đều giữ vai trò nhất định trong môi trường DHTC. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố trên sẽ gây cản trở cho quá trình xây dựng và phát triển môi trường DHTC, dẫn đến tình trạng không thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình dạy học

Khảo sát sinh viên về các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến môi trường DHTC (Câu hỏi 2 - Phụ lục 3), chúng tôi thu được kết quả như sau: Các em đều cho rằng tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

môi trường DHTC. Trong đó yếu tố “Quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp hợp tác” (X= 2,46); “Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ, hiện đại, thuận lợi cho việc dạy học” (X= 2,44); và “Phương pháp giảng dạy của giảng viên” (X= 2,41). Theo các em thì đây là ba yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc xây dựng môi trường DHTC. Có cơ sở vật chất đầy đủ; giảng viên linh hoạt, mềm dẻo trong việc kết hợp các phương pháp DHTC; cùng với việc nhà trường tạo ra mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp thì việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên, rèn luyện tay nghề thực hành, thực tập sẽ được sinh viên phát huy một cách tối đa. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

ii. Cơ sở vật chất trong nhà trƣờng ảnh hƣởng đến môi trƣờng DHTC

Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất trong nhà trường, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Ở trường thầy (cô) có đảm bảo các yếu tố cơ sở vật chất để góp phần xây dựng môi trường dạy học tích cực chưa?” (Câu hỏi 9 - Phụ lục 2).

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Cơ sở vật chất trong nhà trƣờng ảnh hƣởng đến môi trƣờng DHTC

STT Cơ sở vật chất Đảm bảo

Chƣa đảm bảo

SL % SL %

1 Giáo trình và tài liệu học tập đầy đủ 127 84,7 23 15,3 2 Số lượng phòng học đầy đủ 133 88,7 17 11,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3 Phòng học đủ rộng 138 92,0 12 8,0

4 Ánh sáng trong phòng học 150 100 0 0

5 Bàn ghế giảng viên và sinh viên đảm

bảo chất lượng 122 81,3 28 18,7

6 Phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại 114 76,0 36 24,0 7 Sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể

thao 101 67,3 49 32,7

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy:

- 100% phòng học đảm bảo đủ ánh sáng trong quá trình dạy học; 92,0% phòng học đảm bảo đủ độ rộng.

- Số phòng học đầy đủ, đảm bảo chiếm 88,7%; còn 11,3% chưa đảm bảo. Số phòng học chưa đảm bảo này chủ yếu là những phòng học cũ trước đây, và một số phòng thực hành cũ, nhà trường đang trong giai đoạn sửa sang, nâng cấp.

- Giáo trình, tài liệu tham khảo học tập đầy đủ, đảm bảo chiếm 84,7%. Còn 15,5% giáo trình, tài liệu tham khảo của một số ngành chưa đầy đủ và cập nhật được nội dung mới.

- 81,3% bàn ghế giảng viên và sinh viên đảm bảo chất lượng; 76,0% phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại;

- 67,3% đảm bảo về sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Sở dĩ vẫn còn 32,7% chưa đảm bảo cho sinh viên. Bởi số lượng sinh viên trong trường rất đông, nên về sân chơi đáp ứng cho sinh viên trong nhà trường, phòng tập đa năng, hay khu vực ký túc xá vẫn còn thiếu.

Như vậy: về cơ sở vật chất của nhà trường, mặc dù vẫn còn một số yếu tố chưa đảm bảo, song cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, học tập và tạo sân chơi cho sinh viên. Một số yếu tố chưa đảm bảo đã và đang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được nhà trường nâng cấp, sửa chữa và thay thế. Thực sự tạo ra một môi trường học tập tích cực cho sinh viên.

iii. Đánh giá của giảng viên về những khó khăn gặp phải khi xây dựng môi trƣờng DHTC

Khảo sát về những khó khăn giảng viên gặp phải khi xây dựng môi trường dạy học tích cực, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Ở trường thầy (cô) gặp phải những khó khăn nào khi xây dựng môi trường DHTC?” (Câu hỏi 11 -

Phụ lục 2). Hầu hết tất cả giảng viên đều gặp phải một số khó khăn như sau:

- 18,0% giảng viên cho rằng khi xây dựng môi trường DHTC, cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.

- 26,0% giảng viên cho rằng lãnh đạo nhà trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến tất cả các khía cạnh của xây dựng môi trường DHTC. Dẫn đến lãnh đạo chưa đồng nhất, gây nên những khó khăn trong công tác chỉ đạo.

- 22,0% giảng viên nhận thấy họ còn hạn chế về năng lực. Đặc biệt là tâm lý ngại thay đổi khi tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học.

- 56,7% giảng viên chưa xây dựng được mối quan hệ tốt với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Vẫn còn một số lớn giảng viên ngoài việc giảng dạy ở trên lớp, họ chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng môi trường xung quanh quá trình dạy học, đặc biệt là các tổ chức ngoài nhà trường. Điều đó gây khó khăn lớn trong việc xây dựng môi trường dạy học tích cực.

- 67,3% giảng viên nhận định sinh viên chưa có phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Xây dựng môi trường DHTC trong nhà trường, nếu chỉ có sự cố gắng nỗ lực của các nhà quản lý, cán bộ giảng viên thì chưa thực sự đem lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiệu quả. Tính tích cực, hứng thú, chủ động, sáng tạo của sinh viên mới là yếu tố quyết định đến chât lượng và hiệu quả của DHTC.

Như vậy, chúng ta thấy: để xây dựng môi trường DHTC bên cạnh việc quan tâm đến các yếu tố trong nhà trường như: các mối quan hệ trong quá trình dạy học; giữa các tổ chức, đoàn thể; cơ sở vật chất... thì nhà trường còn cần phải quan tâm đến môi trường xung quanh tác động đến sinh viên như: cuộc sống, các hoạt động xã hội, các doanh nghiệp, nhà sản xuất... Bởi ngoài những yếu tố tích cực, còn có nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến các em. Điều phối các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường không chỉ có sự cố gắng của cán bộ quản lý, giảng viên mà còn có cả sinh viên. Đặc biệt là tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em.

2.4. Đánh giá , phân tích quá trình phát triển môi trƣờng DHTC tại trƣờng ĐHKTCNTN

Trường ĐHKTCNTN là một trường đại học lớn đã và đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện GD & ĐT, phát huy nhân tố con người, thay đổi tư duy trong dạy học. Nhà trường đã triển khai đổi mới thành công trên nhiều lĩnh vực, từng bước đi vào ổn định và phát triển. Tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế về GD & ĐT của trường. Phát triển môi trường DHTC là một vấn đề vô cùng quan trọng mà nhà trường đang thực hiện trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Môi trường DHTC giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất cũng như các mối quan hệ điều phối trong nhà trường; nhằm cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng cho sinh viên, phát huy triệt để nhận thức, tính tích cực học tập của các em, nâng cao chất lượng của quá trình GD & ĐT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua tìm hiểu thực trạng phát triển môi trường DHTC như trên, chúng tôi nhận thấy: Trường ĐHKTCNTN đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và phát triển môi trường DHTC. Có thể kể đến một số thành tựu mà nhà trường đạt được như sau:

- Về nhận thức: cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rất rõ, muốn phát triển quá trình phát triển môi trường dạy học tích cực, nhà trường cần phải quan tâm đến việc phát triển tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan đến quá trình dạy học. Từ đó xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường DHTC, tìm ra những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại để khắc phục và phát huy.

- Về công tác quản lý: Nhà trường xây dựng một hệ thống văn bản quản lý đào tạo có tính chuẩn mực; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng dạy học; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo một cách khách quan, công bằng. Đề ra các tiêu chuẩn cơ bản để xem xét năng lực, đánh giá giảng viên và cán bộ nhân viên. Đánh giá năng lực công tác của cán bộ quản lý theo kết quả khối lượng, chất lượng công việc được đề ra.

- Về nội dung: Nhà trường quan tâm đến các mặt để phát triển môi trường DHTC. Thường xuyên tổ chức nâng cao năng lực cho giảng viên, tăng cường năng lực cho giảng viên thông qua sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra giáo án, các buổi hội thảo...; xây dựng nề nếp học tập, đời sống văn hóa; tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp trong và ngoài nhà trường; tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc với các doanh nghiệp nhằm phát huy tính tích cực học tập của các em thông qua việc học tập trải nghiệm. HÌnh thành một môi trường GD & ĐT trong nhà trường mà ở đó sinh viên băt buộc phải học tập, tư duy khoa học và năm bắt các kỹ thuật hiện đại của ngành công ngiệp tiên tiến.

- Về phương pháp dạy học: Thường xuyên bồi dưỡng cho giảng viên những phương pháp DHTC mới; khuyến khích giảng viên sử dụng kết hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khéo léo các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp DHTC; luôn luôn đổi mới các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập; kích thích hứng thú, chủ động, sáng tạo cho sinh viên.

- Về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học: nhà trường tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng cho những công trình, công việc có ý nghĩa đối với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, lớp học hiện đại đủ về không gian và ánh; trang bị các phòng học, phòng bộ môn theo hướng tiện ích nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy và học.

Bên cạnh đó hệ thống thư viện điện tử, tài liệu tham khảo kịp thời đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Xây dựng khuôn viên trường hệ thống sân chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tạo ra các sân chơi lành mạnh, tích cực cho sinh viên học tập và nghiên cứu.

Đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy như: các xưởng rèn nghề cho sinh viên; xây dựng một tung tâm thí nghiệm riêng biệt với 7 phòng thí nghiệm cho các ngành có chức năng đảm bảo cho sinh viên thực hành nghề phù hợp với chương trình đào tạo; đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, thực hành đẩy đủ. Đặc biệt đối với hai ngành Kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện, nhà trường đã đầu tư thiết bị phát triển chương trình tiên tiến được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Việc thường xuyên trang bị và cập nhật các phương tiện dạy học, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập, đồng thời giúp cho giảng viên và sinh viên tiếp cận với nền khoa học tiên tiến và hiện đại.

- Công tác kiểm tra, đánh giá: Thực hiện kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan. Tăng cường các quy định về kiểm tra, thi cử trong khoa và bộ môn. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trên cơ sở các kiến thức khoa sinh viên viên tiếp thu được, hệ thống kỹ năng kỹ xảo và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên. Nhà trường cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách thường xuyên và định kỳ đảm bảo tính chính xác; giúp sinh viên củng cố lòng tin vào khả năng, kịp thời điều chỉnh điều chỉnh hoạt động học tập của mình, đồng thời nâng cao tính tự giác, khắc phục tính tự mãn và chủ quan của bản thân.

Như vậy, nhà trường đã xây dựng được một môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập. Tuy nhiên, để phát triển môi trường DHTC, trường vẫn không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn gây cản trở đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Có thể kể đến một số khó khăn cơ bản như sau:

- Cơ chế quản lý của nhà trường đôi khi chưa đồng bộ, chưa có sự nhât quán, sự chỉ đạo chưa sát sao... nên chưa phát huy hết được năng lực của cán bộ quản lý.

- Mặc dù cơ sở vật chất khang trang, song vẫn còn một số phòng học cũ chưa được nâng cấp, sửa chữa kịp thời. Vì số lượng sinh viên đông, nên vẫn còn tình trạng thiếu phòng thực hành, thí nghiệm. Dẫn đến tình trạng mỗi sinh viên được thành hành ít, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên.

Giáo trình, tài liệu tham khảo của một số đầu sách còn thiếu. Sân chơi, học tập tại các câu lạc bộ chưa thực sự phát huy hết khả năng của sinh viên.

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 87 - 153)