Nội dung và cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 102 - 103)

Để xây dựng văn hóa học hỏi cho giảng viên và sinh viên trước hết cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về văn hóa học hỏi, văn hóa chia sẻ trong nhà trường. Nhận thức đúng về văn hóa học hỏi có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hành động, hoạt động giảng dạy của cán bộ giảng viên và học tập của sinh viên trong quá trình xây dựng và phát triển môi trường dạy học tích cực. Coi nhiệm vụ học hỏi là của mỗi cá nhân trong mọi tình huống và là nét đẹp của văn hóa nhà trường, đi đôi với học hỏi, mỗi cán bộ giảng viên, sinh viên cần phải biết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng người khác, tạo ra môi trường hợp tác, cộng tác trong làm việc.

Một trong những mục tiêu hoạt động giảng dạy của giảng viên là tạo ra trạng thái tối ưu trong giờ học để cả thầy lần trò có thể học tập với khả năng tốt nhất. Với vai trò chủ đạo, điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học, tạo ra sự tương tác tích cực trong giờ học; giảng viên tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực học hỏi, trao đổi lẫn nhau. phát huy tính chủ động, tiềm năng sáng tạo của sinh viên.

Để thực hiện được điều đó, tổ bộ môn, khoa, Phòng Đào tạo cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, tăng cường các hoạt động xeminar, thảo luận chuyên đề, thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, tư vấn hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp. Thường xuyên tổ chức thi giảng viên dạy giỏi trong trường, động viên các giảng viên tập sự, ít kinh nghiệm dự giờ các giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm để học hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm cũng như các phương pháp giảng dạy.

Bên cạnh đó nhà trường cần khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho cán bộ giảng viên đi học nâng cao trình độ; tham gia các chương trình tập huấn, các dự án lớn của Bộ GD & ĐT, của trường. Không ngừng phát huy tính tích cực, nỗ lực, hăng hái học hỏi đồng nghiệp; nâng cao tinh thần, trách nhiệm; rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách nhà giáo; phát huy khả năng sáng tạo và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu về chuẩn đào tạo giảng viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với sinh viên cần có cách thay đổi tu duy, có thái độ tích cực cũng như quyết tâm học hỏi cao độ. Bản thân phải đề cao việc học, học mọi lúc mọi nơi, học ở trường lớp, học từ chính trải nghiệm bản thân mình, của bạn bè, của thầy cô,hay những người thành đạt... để sinh viên được học thực sự bằng thực tiễn vấn đề của cuộc sống. Xây dựng văn hóa học hỏi trong sinh viên với phương châm “Học, học nữa, học mãi”, “Học suốt đời” sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động, làm chủ kiến thưc của bản thân.

Xây dựng văn hóa học hỏi trong cán bộ giảng viên, sinh viên phải được thực hiện ở môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường. Được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: trao đổi, học hỏi trực tiếp trên lớp; quan các buổi hội thảo, chuyên đề; qua sách báo; phương tiện truyền thông; intenet; thực hành ở các nhà xưởng, phòng thí nghiệm; các doanh nghiệp liên kết... Tức là nhà trường cần xây dựng một môi trường học hỏi tại mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh. Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động học hỏi cho sinh viên. Qua đó giúp giảng viên và sinh viên có sự gắn kết giữa lí luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành để nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên cũng như nâng cao tay nghề cho sinh viên. Thông qua chỉ đạo giảng viên thực hiện Wsebsite cá nhân, tạo môi trường học tập thông qua môi trường Elerning để giúp sinh viên tự học và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)